Viết cho bạn


 




Luân Hoán, ông anh phía trước

HOÀNG LỘC

Cuống rốn của Luân Hoán được cắt tại Hội An, cách tôi một năm. Thắng nhất tuế vi huynh - nên Luân Hoán là ông anh của tôi .

Tôi trưởng thành tại Hội An - và Luân Hoán ở Ðà Nẵng, thành phố lớn nhất Quảng. Cái gì của thị thành, Luân Hoán đều biết trước tôi, trong đó có lắm thứ thuộc về các bộ môn nghệ thuật . Tôi là dân Trần Quí Cáp - anh ấy, Phan Chu Trinh - cũng là ngôi trường trung học bề thế hơn ...

Sinh trước một năm, Luân Hoán được lắm thứ trước tôi. Luôn luôn, tôi gọi Luân Hoán là ... Ông Anh Phía Trước.

*

Khoảng đầu năm 1960 - lần đầu tiên, tôi gặp nhà thơ Luân Hoán .

Ở Hội An lúc bấy giờ, mấy tay thơ lớp trên tôi là Thái Tú Hạp, Hoàng Quy, Thành Tôn có làm nhóm thơ Tình Người Sông Thu. Các anh góp mỗi người chừng 15 bài thơ, đánh máy trên giấy pelure fort và đóng thành tập .Dù tôi chơi rất thân với Thành Tôn nhưng tôi mới chỉ là thằng em tập tành viết lách, khó mà được gợi ý gia nhập nhóm .Tôi nhìn các anh thật ái mộ đến mê tín . Mượn được tập thơ  đọc mấy ngày trời, lòng tôi rộn ràng hạnh phúc  : sao bài nào của các anh cũng hay đến vậy !

Thời ấy, lớp tuổi ấy, theo tôi, ở Quảng có hai  người làm thơ vượt  trội những người khác . Ðó là Nguyễn Nho Sa Mạc và Luân Hoán . Khi tôi mới có vài bài thơ đầu đời, in ở vườn thơ báo Văn Nghệ Tiền Phong - thì những Luân Hoán, Nguyễn Nho Sa Mạc đã có thơ ở  Mai , Bách Khoa, Văn Học ...

Một hôm, anh Thành Tôn đưa tin : Luân Hoán sẽ ghé Hội An, thăm các anh .

Không biết các anh trong nhóm Tình Người Sông Thu có hớn hở hơn tôi trước cái tin này ?

Ðồng bạc học trò thật khó khăn, do các anh đóng góp - và lần thứ hai, sau khi đón tiếp Phan Duy Nhân, cũng là người thơ khá nổi thời ấy - tôi được phụ trách việc nước nôi đãi khách.

Tôi nhớ hoài chuyện đi mua bốn chai nước cam vàng, kèm ít đá đập . Tất nhiên chỉ Luân Hoán, ông khách quí và ba mạng trong nhóm Tình Người được uống thứ nước cao cấp này.

Còn thằng em Hoàng Lộc thì may mắn quá, được ...rót nước !

Số là đọc và thích thơ Luân Hoán , nên lòng tôi muốn gặp người .Hơn nữa, trong những ngày ấy - tôi đang vui với một bài thơ, được anh Hoài Thương chọn in hai màu trên tờ Thời Nay một cách trân trọng, có cái tựa đề niềm đau phố thị , rất thời thượng. Bài thơ thế này :

tôi xin giữ  dấu chân người
với niềm đau cũ ngàn đời nín thinh
dòng buồn chừ chót lênh đênh
héo hon đại lộ đôi ngành rẽ phân
lối về lòng có bâng khuâng
hỡi người con gái một lần tôi yêu ?

Anh Thái Tú Hạp đọc bài này, đã phán : Mình thấy thơ cậu cũng khá đấy ! (Lối xưng hô của đàn anh với đàn em thời ấy là vậy ). Tôi mong mỏi gặp Luân  Hoán để nghe anh có phán gì thêm !

Chừng hơn 10 giờ sáng, Thái Tú Hạp và Hoàng Quy và một người trẻ tuổi, vóc dáng thư sinh, nét cười dễ mến - cùng đi bộ từ phố chính Hội An ra tận Trường Lệ, ghé ngôi nhà anh Thành Tôn trọ học . Bốn người gặp nhau , rôm rả chuyện trò  - và tôi, cứ  tự nhiên làm kẻ bồi bàn . Thành Tôn giới thiệu tôi với Luân Hoán, như một thằng em ham  làm thơ và đọc thơ, vừa có bài thơ đầu tiên đăng trên Thời Nay . Ông anh Luân Hoán bắt tay tôi và nói : Thơ Hoàng Lộc bước bước đầu tiên khá vững vàng. Tôi sướng  mê người vì cái bắt tay và cách khen ngợi rất...bằng hữu của ông anh mới gặp.

Tôi khép nép đứng nghe những đàn anh nói về chuyện thơ - chuyện mấy tờ báo lớn ở Sài Gòn - chuyện những bè bạn của các anh đang sinh hoạt chữ nghĩa . Tôi lấy làm lạ là không nghe các anh nói về chuyện ...gái gung ?

**

Nhớ quán cô Thuyền, nhớ nhà Nam Ngãi

Câu trên là thơ Trần Hoài Thư , viết về những kỷ niệm ở Tam Kỳ, Quảng Nam .

Quán cô Thuyền là nơi mà mọi gã thanh niên, có chút máu me văn nghệ thời ấy đều phải biết . Cô Thuyền nổi tiếng là hoa khôi một thời có lẽ cũng nhờ các ông anh Luân Hoán, Nguyễn Nho Sa Mạc ...bôi son trét phấn  ít nhiều ?

Chính tôi, đọc thơ các ông đề tặng Thuyền - sinh hiếu kỳ, băng bộ năm mươi cây số, từ Hội An, vào cho được Tam Kỳ để mong nhìn thử người đẹp.

Cái ngập ngừng của thằng trai mới lớn, cái nôn nao của một sự tìm gặp mà duyên cớ mơ hồ đã khiến tôi e dè tìm địa chỉ bà Thuyền . Ðể rồi, khi có  quyết định liều, chân bước vào cửa nhà, mắt đã nhìn vào phòng khách, lại...vội vã bước ra ! Chao ôi - đã có ông anh tôi, Luân Hoán và anh Nguyễn Nho Sa Mạc đang ngồi chình ình ở...ghế giữa nhà em !

Sau này, khi biết chút chút yêu thương - thấy gã đàn ông đến hỏi cưới người yêu, tôi viết - mà lại nhớ đến hình ảnh Luân Hoán hôm ấy ở quán Cô Thuyền :

từ trăm năm em, gã sức mạnh như thần
xô giạt đời anh - xoay cả đời em lại
kể chi chút tình mong manh sương khói ấy
ta đã hết lòng chăm chuốt vì nhau

từ trăm năm em, gã đánh phủ đầu
nhân danh những thói lề khắc nghiệt
chỉ chén rượu miếng trầu qua quít
mà gã được vào cửa chính nhà em !

Cuối cùng, tôi không biết cô Thuyền có phải là giai nhân thật trong đời, hay chỉ trong thơ Luân Hoán  !

***

Năm 1967, khi tôi đang dạy học tại trường Nguyễn Duy Hiệu, Vĩnh Ðiện - nhân chuyến tìm thăm vị cựu hiệu trưởng của tôi là nhà thơ Hoàng Thị Bích Ni ở đường Pasteur,  Ðà Nẵng - tôi có gặp lại ông anh Luân Hoán trên đường  Ðộc Lập . Hình như lúc ấy, anh rất bận - có cả Vương Thanh đi cạnh . Nghe đâu các anh đi đến điểm hẹn nào đó, có nhà phê bình văn học Ðặng Tiến đang chờ .

Lần thứ hai, tôi được ông anh bắt tay - cho dù lúc ấy, Luân Hoán đã in  đến tập Trôi Sông. Nhưng tôi vẫn lấy làm lạ là tại sao anh không ngỏ ý cho tôi được đi theo, ngó thử ông Ðặng Tiến một lần . Dù sao tôi cũng  là giáo sư  giảng dạy môn văn trung học, cũng đã biết làm thơ nữa .

Ðể cuối cùng, đến giờ này - tôi cũng chưa biết mặt nhà phê bình mà tôi ưa thích  một thời là  anh Ðặng Tiến !

****

Sau hai tháng ở trường Bộ Binh vì lệnh tổng động viên năm 1968, tôi được gắn alpha và xin phép về Hội An một tuần để thăm ông thân tôi bệnh , tôi có  ...ăn nằm với Luân Hoán một đêm, tại nhà anh, ở Ðà Nẵng.

Lần gặp thứ ba đầy tình thân - có lẽ bên tình văn thơ còn tình chiến hữu . Luân Hoán tốt nghiệp khóa 24 Thủ Ðức, còn tôi đang theo khóa 27 . Tôi gặp anh là lúc anh vừa xuất viện, vết thương chưa cắt chỉ,sau khi bỏ lại một bàn chân trên chiến trường Quảng Ngãi . Chắc nén hương cho bàn chân trái được viết trong thời điểm này .

Ðêm đó, tôi với anh cùng ngủ chung giường. Tôi có đọc câu thơ Ðinh Hùng cho anh nghe : anh với tôi giường chung mộng chung . Không biết ông anh có nghĩ là tôi đã tự ví mình như Ðinh Hùng, còn anh, như Thạch Lam chăng ?

Hai anh em tâm sự đủ điều, đến gần sáng mới vào giấc . Tôi cũng lấy làm lạ là tuy anh và tôi đều viết thơ tình - mà không hề nói với nhau về những... chuyện tình riêng ?

Sau đó nhiều năm, tôi về phục vụ một đơn vị quân đội tại ngay Ðà Nẵng - nhưng vẫn ít có dịp cùng anh bù khú - đến nỗi nghe anh mở quán sách Ngôn Ngữ, tôi vẫn chưa đến quán này.

Chỉ có lần anh in xong rượu hồng đã rót, ký tặng tôi - và khi biết tôi muốn in thơ, anh đã giới thiệu Nguyễn Sông Ba cho tôi quen. Khi ấy, Nguyễn Sông Ba đang có một nhà in master ronéo ở Ðà Lạt, in khá đẹp. Rất tiếc, tôi chưa kịp in tập thơ này thì đã xảy ra chuyện tù tội !

*****

Năm 1994, khi anh Nguyễn  Mộng Giác in mấy bài thơ của tôi trên Văn Học - thì Luân Hoán và tôi mới bắt liên lạc lại với nhau . Anh vẫn làm thơ hay - và đã in rất nhiều thơ ở xứ người .

Cái bình bát của thơ sáu tám, nếu có như  người ta nói - theo tôi, của Quảng Nam, thì sau Bùi Giáng, đã vào tay Luân Hoán. Nhiều anh em Quảng vẫn tự hào về lục bát Luân Hoán - như một một dòng ca dao riêng mà sức bồi của phù sa ngôn ngữ làm tươi xanh mãi những cây lá thi ca của miền đất vốn yêu mến vần điệu này.

Thơ tình Luân Hoán phong phú quá chừng - vì anh đã quen biết - hay nói đúng hơn là đã gặp gỡ quá chừng những nhan sắc .Chừng vài chục cái tên người nữ, sau đó còn nhiều cái chấm chấm - chứng tỏ ông anh của tôi cũng là một trong topten của loài hiếu sắc .Thử kể ra, coi thử  : Thu Hà, Thu Liên, Quỳnh Chi, Quỳnh Cư, Như Thoa, Phước Khánh, Phước Hạnh, Hồ Thị Hồng, Huỳnh Phú, Thái Thu, Thùy Trâm. Scotte Jeanne, Lâm An, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hồng Hạnh, Trân Châu, Ỷ Vân, Ðoàn Thị Bích Hà, Lê Thị Quỳnh Như, Kiều Trang, Bích Quân, Minh Xuân, Ái Cầm, Thạch Trúc ...

Ôi- hơi sức nào kể ra cho hết !

Thế hệ làm thơ chúng tôi - thường thì hiếu sắc cho lắm - thì cũng chỉ hưởng chút hương hoa, phần xôi thịt thì lại nhường hết cho những người ngoài giới ? Luân Hoán cũng thế - cho nên thơ anh, người nữ hiện ra thật rực rỡ mà ấm nồng . Rớ đến xôi với thịt - thì làm sao có những vần thơ tình như thế ?

Nhan sắc nào cũng một thời . Các chị trong thơ ông anh tôi thì đẹp mãi xưa sau . Nhan sắc các chị, dù có chị đến nay đã có cháu ngoại đi nữa, cũng đã bất tử nhờ thơ Luân Hoán .

******

Lâm Chương, nhà văn - bạn tôi -  vẫn thường than dài rằng chúng tôi sinh ra trong chiến tranh, học hành trong chiến tranh, yêu thương theo kiểu hồn bướm mơ tiên .Thời sung sức nhất là thời lo đánh giặc - rồi đi tù. Khi có tuổi, hình như có một thứ  không nguôi trong người - như một sự ức chế  lâu ngày thành bệnh  .

Tôi cũng thấy thế - thấy rõ hơn trong thơ tình Luân Hoán. Chỉ vì không dám rớ đến xôi thịt , ông anh tôi đã thành một người mà dân Quảng gọi là...hoang ngầm ?

đồi cao, cỏ tỉa gọn gàng
con chim mở mắt làng quàng muốn bay
đầu trần trụi, đứng, loay hoay
mùi hương phấn cỏ ứa đầy môi hoa ...
(đồi 888 Montréal)

thừa bàn tay
thọc túi quần
gặp em
vấp ngọn núi sừng sững nghiêng...
(gặp)

em ngồi trải cánh chân phơi
nắng nghiêng thơm một góc trời săm se
tôi ngồi đờ đẫn tay che
con-chim-thơ-đội-mộng xòe cánh bay...
(trên đồi cỏ)

cái đầu , gối mỏi cái tay
chập chờn lẫn lộn giữa ngày và đêm
duỗi chân,
đụng phải cái mền
vội co tay
ủm cái thèm-thịt-da
(lo mơ trong giấc ngủ ngày)

Ðọc những câu thơ như trên, thiệt...không chịu nổi !

*******

Luân Hoán sinh trước tôi, học trước, làm thơ trước, đi lính trước, giải ngũ trước, xuất ngoại trước ...  biết  yêu và lập gia đình cũng trước .

Tôi gọi Luân Hoán là Ông Anh Phía Trước. Ðáng lắm !

Tôi chỉ khám phá ra một điều, trước khi viết bài này chừng một tháng - ông anh Luân Hoán đã...sau tôi .

Số là khi điện đàm - anh em chúng tôi hay nói đùa với nhau. Có mẩu đàm thoại như sau  :

-         Sao rồi ? Anh vẫn khỏe chứ ?

-         Nhờ trời, vẫn OK. Cảm ơn Lộc .

-         Hì hì . Hoàng Lộc và Lâm Chương như đã bắt đầu yếu...mục ấy . Còn anh ?

-         Nhờ trời, vẫn ngon lành.

Memphis, mùa hạ năm 2004

HOÀNG LỘC




Gửi NGUYỄN ĐÔNG GIANG
 
 





  


Thư (thay bạt)

cho tập Vô Lượng Tình Sầu
của Nguyễn Đông Giang

 

Khi em chết, đất trời kia vẫn vậy
Đời dương gian chỉ có một ta buồn...
...Ôi đau đớn đã cùng ta lót ổ
Trong cõi thất tình rực rỡ muôn năm


Tôi rất yêu những câu thơ trên của ông.Những câu thơ một thuở quê nhà - bên những người em, người bạn từng đêm sum họp - với rượu, ông đọc - giọng sang sảng mà mắt rưng rưng.

Hình như ông và tôi có rất nhiều kỷ niệm chung, khó lòng quên nổi?

Cái lần đầu tiên mình gặp nhau ở Đà Nẵng: Sư Trưởng Hạ Quốc Huy và tôi mặc áo trận, vào tìm ông ở trường Quốc Gia Nghĩa Tử.  Chỉ trong vòng mưới lăm phút mà ông qui tụ gần trăm nữ sinh vào lớp học. SưTrưởng và tôi hứng khởi đọc đến chục bài thơ tình. Đọcthiệt đã. Làm như học trò của ông đều biết nghe thơ cả vậy?

Ngày ấy, tụi mình quá trẻ, nào hay đất thẳm trời dày! Cứ cùng nhau mang thơ vào Nữ Hồng Đức, Bồ Đề và Trần Quí Cáp Hội An, cả Đức Trí ở Tam Kỳ... Thờilàm thơ có lắm người đọc người nghe - mà người đọc người nghe đều là những trang bắt đầu quốc sắc. Thiệt sướng cách chi !

Ta đưa em về bằng xe gobel...

Ông có viết bài thơ về ý ấy.Bài thơ thất tình nữa chứ. Cáccô nghe hết lòng và ông đọc cũng cạn lòng.

*

Thế mà rồi mình cùng ở tù chung một chỗ. Thếmà mình lại ra tù - lại gặp. Ở tù, còn thanh niên - ra tù, đã trung niên . Vẫn dắt nhau - vì thơ - đi uống rượu. Căn nhà ông, nhà Nguyễn Thiệu Châu, nhà Hoàng Vy Khanh... đầy ắp thân tình. Các cô bạn tốt bụngÁiNiệm, Uyên My, Kim Liên, Tuyết Hoa ...ngồi lại chờ thơ.

Trong cơn say, có khi mình tưởng đã  yêu những người vợ bạn - để  rồi tỉnh lại, giật mình : các chị yêu chồng, yêu thơ mà tận lòng với bằng hữu đó thôi !

Ta là anh xe thồ
Dọc đường gió bụi - hát nghêu ngao
Đón đưa bao khách về trăm bến
Nhưng còn ta không có bến nào...

Ông ngâm như thế, các chị khóc hơn thế. Hỏi làm sao - trong một phút giây nào đó, mình lại không cảm ra là người có lỗi?

Tôi làm sao quên những chiều gió bấc, đạp xe từ Hội An ra tận Hà Thân:

Ta đã còng lưng vì gió ngược
Thăm em đôi phút, lại về xuôi...

Tôi đi tìm ông, tìm bạn, tìm em...
Ái Niệm từng múc cháo vịt cho tôi ăn trước  khi gánh ra chợ bán. UyênMy từng bỏ vào túi tôi ít tiền sau khi cô đóng quán ở khu hoả xa. Bà Lê Anh Huy, bà Hoàng Vy Khanh, Kim Liên chuẩn bị từng bữa cơm thịnh soạn để chiêu đãi gã làm thơ...

Nguyễn Đông Giang ơi, có phải tất cả các chị các em đều một lòng Phiếu Mẫu? Hàn Tín ăn cơm Phiếu Mẫu, ra đi làm nên khanh tướng - quay lại nơi cũ đáp đền. Ông với tôi ăn xong cũng ra đi - nhưng đi để làm những thằng lạc xứ. Đền trả làm sao?

Khổ thay những thằng lạc xứ! Chúng ta đã không còn cơ hội gặp lại một số bằng hữu bên quê: những Đỗ Toàn, Tô Như Châu, Hoàng Tư Thiện... đã ra người thiên cổ !

*

Nghe ông sắp in thơ? Ừ thì in. Nhưng đừng quên những bài thơ tôi đã nhắc.

Tôi biết ông là dân võ bị.Cái chất hiện dịch trong ông khiến ông không bao giờ chịu tin mình giải ngũ, dù một bàn tay đã rớt ở sa trường. Bàn tay còn lại  từng cầm cuốc, cầm càng xe bò, cầm ghi-đông xe thồ... nhưng  vẫn hoài cầm bút cho đến cuối đời .
Ông cứ viết, cứ  in.
Nhưng có một  điều - có lẽ ông tin được : Thi Sĩ là loài nhân ái số một ở cõi này. Hắn tin mình, tin người, bao dung, độ lượng - yêu đến cùng những gì khiến hắn rung động...

Vì thế, ông đã viết những câu thơ của Thi Sĩ:

Chiều thu đẹp dạo chơi quanh An Hải
Nắng thu vàng làm nhớ áo ai phơi
Hồn quá mỏng nên tay ôm không nổi
Baol ần theo, bao lần lạc dấu người...

(lần dạo chơi An Hải)

Cá đầy gánh chưa - mời em đến chợ
Rau nặng - chị đừng đi bộ, đau chân
Mời khách quá giang đi đâu - cứ gọi
Ta sẵn sàng chìu - dù mỏi gối bong gân...
(thồ ca 1)

Ta đi không biết chán
Mê mải cuộc viễn du
Đời dẫu có âm u
Ta đi hoài phải sáng
(thồ ca 2)

Tôi trân trọng những câu thơ như thế và nôn nao chờ tập thơ ông in xong.
Chúc ông an lành.

Bạn ông,

HOÀNG LỘC
__________________________________________________________


 Vũ Hữu Định ơi,
ngựa hí tiếng gì ?



Cuối năm 1972, trên đường về nguyên quán Quảng Nam, từ Biên Hoà – tôi có đọc ở tạp chí Văn một bài thơ của Vũ Hữu Định.. Tôi nhớ nằm lòng câu kết của bài thơ :

nhớ mẹ thương em, ngựa hí tiếng gì  !

Đọc câu thơ – thương con ngựa hí . Nhưng hí tiếng gì, chỉ thi sĩ biết ?

Năm năm phương Nam - về tới quê, tôi đã ân ái thiệt tình với câu thơ ấy. Thi sĩ Nhâm Ngọ đây rồi - lớn hơn tôi một tuổi – chưa gặp mặt mà vẫn cứ…vi huynh !

Mùa thu năm 1973, trong một đêm đọc thơ do trường trung học Trần Quí Cáp tổ chức tại Hội An, tôi chính thức quen biết Vũ Hữu Định. Anh vừa đọc thơ, vừa hát – cùng một giai nhân – bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ. Tiết mục do anh phụ trách rất duyên dáng, sinh động – giúp cho đêm thơ thành công. Bữa ăn khuya sau đó, tôi đã hỏi anh : Vũ Hữu Định ơi, ngựa hí tiếng gì ? Anh cười đáp : Đợi đi - sẽ trả lời !

Trước Tết năm ấy, Vũ Hữu Định ghé tìm tôi ỏ trại Ức Trai, số 2 Thanh Sơn,  Đà Nẵng với một mẫu bìa báo xuân. Anh nhờ tôi xin bộ chỉ huy đơn vị tôi in giúp 500 bìa báo, như một đóng góp nuôi trẻ bơ vơ mà anh hiện đang là ….phó giám đốc ! Cũng may, tôi đã lo xong  việc này. Bữa giao bìa cho anh, tôi lại hỏi : Nói đi ! Ngựa hí tiếng gì ? Anh vẫn cười : Chưa trả lời được - đợi đó !

Giữa năm 1974, tôi bận học một lớp chuyên môn ở Đà Lạt. Bỗng dưng  tôi thấy Đà Lạt rất giống Pleiku của Vũ Hữu Định : cũng em má đỏ môi hồng, cũng buổi chiều nào cũng chiều mùa đông, cũng anh khách lạ đi lên đi xuống. Ấy mà tôi không thể bắt bài thơ Pleiku của anh nói giùm chuyện Đà Lạt của tôi ! Tôi chiêm nghiệm ra một điều : em của thi sĩ là Em Pleiku nên mới có cái má màu đỏ, cái môi màu hồng của câu thơ ấy. Có khi đến giờ này, hễ nói đến Em Má Đỏ Môi Hồng – không thể không nghĩ tới Em Pleiku . Còn anh khách lạ phải chỉ là Vũ Hữu Định, mới biết các buổi chiều, mới đi lên đi xuống phố núi kia, đi năm phút trở về chốn cũ – cùng nỗi reo chỉ trong lòng anh reo : may mà có em đời còn dễ thương !

Hèn chi hai lần tôi hỏi anh ngựa hí tiếng gì, anh chỉ bảo : đợi ! Anh không trả lời như đã trả lời : Thử giang hồ để thấy chẳng ai phong ấn, rồi nghĩ từ quan trở lại quê, nghe ngựa hí - sẽ biết ngựa hí tiếng gì !

Những lần gặp sau, tôi không còn hỏi anh câu hỏi cũ.

Ra tù cuối năm 1981, về lại Hội An, tôi mới hay tin Vũ Hữu Định qua đời . Anh với tôi, tình thân đủ để chào nhau, chửi nhau - cả để đọc thơ cho nhau nghe. Tình thân ấy còn cho tôi biết một chuyện tình đẹp của anh và được đọc bản thảo tập thơ Yêu Như Tình Đầu. Vậy mà từ năm 1982 đến 1993, tôi chưa lần nào đến viếng mộ anh ! Có lẽ cái mặc cảm “ đi chưa đủ đi - sống chưa sống đủ “ của tôi, khiến tôi thẹn ngượng cùng hương hồn người bạn cũ ? Tôi đã hoài không biết ngựa hí tiếng gì ?

Lúc và nơi tôi viết những dòng này, người ta gọi là Đêm Trời Tây – và Vũ Hữu Định đang nằm giữa ban ngày quê nhà. Tôi muốn đổi cùng anh mà không thể được rồi ! Anh từng lang thang khốn đốn nơi ấy - để nằm xuống nơi ấy. Tôi từng như anh mà không được như anh. Anh cũng không thể từng như tôi để chạm mặt Đêm Trời Tây, những Đêm Trời Tây, tôi nghe ngựa hí.  Tiếng ngựa Hồ trong truyền thuyết, hí vì gió bắc. Ngựa gì ở Đêm Trời Tây hí vì gió đông ? Tôi nghe tiếng ngựa như anh đã từng nghe. Tôi biết ngựa hí tiếng gì như anh đã biết. Lẽ nào vì anh có tuổi Nhâm Ngọ mà nghe tiếng ngựa giỏi hơn tôi ???

Đọc tập thơ, bè bạn in vì anh, từ bên quê gửi qua, khi tôi rõ ra ngựa đã hí tiếng gì ! Thơ anh dung dị đến vậy, vẫn có câu phải đọc hơn hai muơi năm mới thấm . Anh đã là Thi Sĩ từ những câu thơ ấy .

Một ngày, trước mộ anh, tôi sẽ xin được kính rót thêm một phần rượu tặng.

1997

HOÀNG LỘC



* chữ nghiêng là chữ nghĩa của Vũ