Về thơ HL




Đôi lời "phù du" ngoài lề nhân đọc CHO DẪU PHÙ VÂN


 

Còn nhớ năm 2005, tỉnh Quảng Nam cho xuất bản tuyển thơ đồ sộ, hoành tráng, dày hơn 1000 trang: TRĂM NĂM THƠ ĐẤT QUẢNG, nhưng trong tuyển tập này không có thơ HOÀNG LỘC. (Có lẽ vì lý do tế nhị hoặc nhạy cảm gì đó ?). Rất nhiều người đọc tuyển thơ này "théc méc": Răng tuyển thơ trăm năm Quảng Nôm mà không có thơ Hoàng Lộc?!?! Điều này cũng phần nào cho thấy thơ Hoàng Lộc từ lâu đã có chỗ đứng riêng, khá ưu ái trong lòng bạn đọc khắp nơi qua nhiều thế hệ. Tôi lại nghĩ theo hướng lạc quan "hơi bị tếu": Rứa mà hay! Hoàng Lộc vẫn đường đường hiện diện trong tuyển thơ này bằng sự vắng mặt của mình (!)

Năm ngoái, Đinh Thị Lộc (Hội An) điện, báo tin: anh Hoàng Lộc sắp về để in tập thơ mới! Từ ngày Hoàng Lộc sang định cư ở xứ Cờ Huê đến nay, nghe nói anh có về thăm quê vài lần, nhưng tôi không có dịp gặp. Lần này, tôi có ý mong ngóng để được gặp anh; mỗi lần gặp Nguyễn Hữu Thuỵ, Hà Nguyên Dũng..., tôi hỏi: nghe nói anh Hoàng Lộc sắp về in thơ trong nước, đã về chưa?

Đùng một cái, đọc tin trên mạng mới biết: Tập thơ mới của Hoàng Lộc - CHO DẪU PHÙ VÂN- phát hành trên cả nước vào ngày lễ Tình Nhân 2012... Dù Nguyễn Hữu Thuỵ đã hứa "lấy" cho tôi một tập, vì sốt ruột muốn   đọc ngay cho... "nóng hổi", tôi đã chủ động điện cho Văn Bá và hẹn gặp anh để có thể có được tập thơ sớm nhất... Điều buồn cười là, Văn Bá và tôi chưa biết mặt nhau nên hai anh em phải qui ước ám hiệu: tôi sẽ mặc áo đen, đeo kính trắng, đứng chờ ở ngay bùng binh Lê Văn Sĩ & Nguyễn Trọng Tuyển- Sài Gòn cho dễ nhận ra, giữa đám đông xe cộ xoay vòng chóng mặt như nước... lũ miền Trung mùa mưa lụt...

Khi trao cho tôi tập thơ, Văn Bá còn cẩn thận nói: Hình như có sai sót một số từ và đảo khổ thơ ở vài bài... Mấy hôm nay, bận chuyển thơ đến cho anh em văn nghệ nên tôi chưa đối chiếu kỹ... Khi nào có đính chính từ tác giả, sẽ báo lại cho anh biết! Tôi thầm nghĩ: thời buổi này, hiếm có ai yêu thơ và chu đáo với thơ của anh em bạn bè như anh chàng có tên Văn Bá này!


Tối về, lướt mạng biết thêm: nhiều thân hữu văn nghệ cũng đang đồng loạt phát hành tập thơ mới của Hoàng Lộc tại Huế, Đà Nẵng, Hội An... Thật cảm động khi xem hình Đynh Trầm Ca thay mặt Hoàng Lộc về thăm nhà cũ ở Hội An, cung kính nghiêm trang đặt tập thơ mới lên bàn thờ song thân Hoàng Lộc, thắp hương khấn vái... Đang vui, tự nhiên tôi cảm thấy ray rứt buồn khi nhớ lại bài thơ NGƯỜI TẠM TRÚ HỘI AN của Hoàng Lộc đăng trên VănchươngViệt (hình như bài này anh viết khi về thăm quê lần trước). Còn lần này anh không về, chỉ có THƠ về thay! (THƠ chắc không phải xin đăng ký tạm trú trong chính ngôi nhà của mình, trên chính quê hương mình?!)


Ai khó tính mấy cũng phải công nhận tập thơ CHO DẪU PHÙ VÂN của Hoàng Lộc- NXB Hội Nhà Văn 2012, được trình bày, in ấn rất đẹp, trang nhã và sang trọng! Tranh bìa, ký hoạ chân dung tác giả & phụ bản: Đinh Cường, trình bày bìa: Nguyễn Trọng Tạo. Đây là tập thơ thứ 4 của Hoàng Lộc, gồm 107 bài. Trên trang bìa lót đầu sách có ghi đành rành 2 chữ khá to: THƠ TÌNH, dĩ nhiên  phần lớn là thơ TÌNH... ÁI, nhưng tôi nghĩ, ở đây không chỉ là tình ái mà còn là tình gia đình, tình bạn, tình quê, tình đời, tình người, tình thơ... và linh tinh trăm thứ tình không tên khác nữa...

Trước hết, xin chúc mừng Thi Huynh vừa sinh thêm đứa con tinh thần thuộc loại "đẹp trai, con nhà giàu... chữ nghĩa"!

Ngay sau khi nhận được tập thơ CHO DẪU PHÙ VÂN, tôi đã dành trọn buổi chiều tối, thức đến quá 12 giờ khuya, nằm đọc "liền tù tì" cho hết 107 bài, 200 trang... Gấp sách lại, tôi tủm tỉm cười, thầm nhủ: À té ra, mình cũng là Fan hâm mộ thơ Hoàng Lộc từ lâu lắm rồi mà mình không biết... (hay không muốn công khai thừa nhận?). Có lẽ mình đã MÊ thơ của CHẢ từ thời "Ta quơ roi quất cục tình khùng / Quất phải trái trái tim mình vô tội" * cho đến giờ...

Định thầm trong bụng sẽ viết một bài ngăn ngắn để giới thiệu CHO DẪU PHÙ VÂN đăng lên SôngThơ.net. Tự nhiên không biết vì sao cứ ngại ngần do dự, mấy tuần rồi cho đến hôm nay mới ngồi GÕ mấy dòng "tào lao thiên địa" này (?!). Rất mong Thi Huynh Hoàng Lộc và quý bạn đọc thứ lỗi!

Chợt có ý nghĩ vui vui: khen thơ Hoàng Lộc hay cũng bằng thừa, giống như khen hoa hậu... đẹp hoặc khen tỉ phú... giàu! Còn nếu chê? Có lẽ phải chê theo kiểu: "Thẩm Thuý Hằng nay không còn trẻ đẹp, bốc lửa như  lúc đóng phim thời Đệ nhất Cộng Hoà!" So tuổi đời cũng như tuổi... THƠ, tôi thuộc lứa "em út xớ rớ vòng ngoài" của Hoàng Lộc. Đọc 107 bài trong CHO DẪU PHÙ VÂN, có khá nhiều bài tôi rất thích, môt số bài tôi không thích. Đặc biệt, có một số từ và một số ít bài, tự nhiên nổi máu Quảng Nôm, tôi muốn CÃI với tác giả. Ước gì có dịp Hoàng Lộc về chơi, sẽ mời anh ghé Bảy Hiền ăn mì Quảng, uống vài chai Sài Gòn đỏ, rồi CÃI THƠ với anh một trận cho... đã đời!

Sài Gòn tối ngày 10.03.2012

NGUYỄN VÂN THIÊN
_________________________________________

chữ KHÔNG trong thơ tình Hoàng Lộc



Đọc bài thơ Vang động trong tập Cho dẫu phù vân và bài Bên sông mới đăng trên trang thơ tình Hoàng Lộc, tôi bàng hoàng với chữ “không” trong những câu thơ anh viết. Với tâm tình của một người yêu thơ Hoàng Lộc, tôi không có ý định so sánh chữ “không” trong thơ anh và chữ “không” trong triết lý của nhà Phật. Chỉ đơn giản là: “Không” đối lập với “Có”, hoặc nói  “không” đôi khi lại hàm ý “Có”.
 

Một bữa ngó lại đời, nghe sợi tóc xa màu xưa, không phải thấy sợi tóc đổi màu, mới thấm thía hết cái cô đơn vật vã của kiếp phận :
 

còn anh những thứ không còn
cái thân trôi dạt cái hồn phiêu linh
– (Bữa ngó lại đời)
 

Những thứ không còn, đã vuột khỏi tầm tay, tầm mắt nhưng trong anh vẫn còn có một trái tim  bám vào cái “thân trôi dạt cái hồn phiêu linh”. Trái tim thuộc phần hồn hay phần xác, thuộc lý trí hay tình cảm? Đừng vội tìm câu trả lời, chỉ cần nghe anh kể lể: 
 

ta sống một đời không dối trá
trái tim còn đọng những hồi chuông
– (Bữa ngó lại đời)
 

Ta thấy anh nói đến cái “không dối trá” để khẳng định cái “có” và cái “còn đọng những hồi chuông”.
Đôi khi cái “không” lại xô đẩy cái “có” đến mênh mông vô tận:
 

những gì không nói cùng em
ta đi nói với nghìn đêm mịt mù
– (Thưa phu nhân)
 

Đến  khi “có” nhưng rồi…có cũng như “không”!
 

ta đã gặp những gì không thể gặp
từng của nhau mà chẳng có được nhau
– (Bên sông)
 

Kể cả những vật hữu hình hữu sắc như tà áo ai bay:
 

để thơ dại tưởng sắc màu chỉ một
trắng không màu là màu trắng không phai

 

Ngoài màu trắng không phai còn có trăm màu áo khác nên nhà thơ phải ngậm ngùi:
một sắc áo một màu không giữ nổi
 

huống chi em trăm thứ áo, trăm màu – (Gửi cô giáo)
 

Tình yêu phải chăng là huyễn mộng để đêm về thú nhận:
 

đã tay gầy tay bắt bóng
không bắt nổi tình xưa
– (Ngoại ô, đêm)
 

Tại sao ta suốt đời phải lần tìm những hình bóng thương yêu hay những hình bóng thương yêu cứ lần tìm theo ta mãi mà chẳng bao giờ bắt được? Có lẽ, khởi từ người nữ trong thơ cũng đượctạo dựng bằng  cái “không”,và  những cái “không” đan xen nhau hàng hàng lớp lớp xô đẩy ta về vùng huyễn mộng:
 

ta thương nhớ những gì em không có
những gì em không có ở đời chung
– (Vang động)
 

Cái không có ở đời chung lại đặt ra vô vàn câu hỏi về những cái khác ở đời riêng, kể cả khi:
 

em không về, em không về nữa
mà sắc hương kia vẫn rất buồn.
– (Phía –có – em)
 

Và:
 

khi nghe sắp cạn kiếp người
em đau không được nói lời thương anh
– (Câu ru)
 

Cuộc đời cho dẫu phù vân có khiến lòng người hăm hở, tiếc nuối:
 

có thể rồi em không uống kịp
nỗi riêng vấp phải lòng ta đau
đã thu trên lá, phai từng chiếc
và cõi muôn trùng đã mất nhau.
– (Rượu mời sinh nhật)
 

Có một nhà thơ đã ví von “Tuổi đời như chuỗi hoa dần ngắn lại” (Tôi nhớ hình như của Phạm Thiên Thư). Trong những bông hoa còn lại lúc nào cũng vướng vất hương vị của tình yêu dù đã mất nhau, dù đã bao lần hối thúc.
 

đã không còn kịp nữa
hạt lệ nào cho em
như một lần tiếc nhớ
của một thưở làm người
– (Không kịp)
 

Còn nhiều chữ “không” trong những cuộc tình, trong thơ Hoàng Lộc. Nhưng có lẽ chừng ấy cũng đủ để cảm ơn tác giả đã cho người đọc bữa nay ngó lại đời mình.

3-2012

BÙI NGỌC THÀNH
__________________________________________________________

Bên tây hiên xem "Qua mấy trời sương mưa" của Hoàng Lộc  

NGUYỄN VY KHANH
 
 

Thi phẩm Qua Mấy Trời Sương Mưa của Hoàng Lộc (Văn Mới, 1999) đến với người thưởng ngoạn thi ca như những bài ca trữ tình, và với riêng chúng tôi như những âm vang từ  vạn cổ, cứ tưởng chừng sống lại với thời xưa và người xưa. Khoảng hai trăm trang thơ gói ghém gần ba mươi  năm sáng tác, ba mươi năm ấy bấy nhiêu tình -bao tâm sự  và biết bao trôi nổi, phiêu lưu của cuộc đời ! 

Người xưa thời xưa vốn là chốn thiên đàng huyền hoặc cho nhiều văn nhân thi sĩ, là một chốn trở về tự nhiên với nhiều tâm hồn và tư duy, là một bảo đảm, là cái  phao cho những con người lao đao trong cuộc sống, và thường là một thế giới an bình! Tác giả cho chúng ta cảm  giác đang ở bên mái tây hiên đọc sách người xưa hay xướng họa thi ca! Bên mái hiên Tây khi sương mưa tiếp nối theo bước thời gian. "phố mù sương -theo mù sương /  lay bay những cánh thơ Đường trong ta (...) (tr. 77) (+). "Ta" đây là một con người "chút hồn đã cũ" (tr. 81)    "bên 
hiên trăng ta quá đỗi nòi tình" (tr. 106). 

Thật vậy, Qua Mấy Trời Sương Mưa đem người đọc đến với những người xưa như Quan Vân-Trường, Khổng Minh,  Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, ... Người đọc có cảm tưởng đang sống cùng thời hay tái ngộ thích thú  với NGƯỜI XƯA, có lúc chung đụng, ngồi cùng tửu quán với Thôi Hiệu, Lý Bạch, Phạm Thái hay đang tọa thính những khúc đàn Phượng Cầu Hoàng, Hậu Đình Hoa, v.v. với tài tử văn nhân một thời! Cái xưa ở đây cho người đọc cảm nhận một tâm hồn á đông u uẩn nơi tác giả, "sầu chật một hồn sầu" mà dường như khoa học cũng không thể lý giải : 

"đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu - ai hay sầu chặt một hồn sầu - ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ - hồng nhan, hồng nhan ta chiêm bao (...) nhớ em, nhớ buổi trăng tàn khuyết - quán cuồng hào sĩ cũng rưng rưng - như ta, dễ một lần ta khóc (mà khóc!) - em hát liêu trai khúc nguyệt cầm (...) (Về Hội An, Uống Rượu Đợi Người) 

Trước cảnh cũ, nhà thơ vẫn nghĩ "nhà người mái đổ vàng rêu / mà ta lẩn quẩn những điều không đâu!" (tr. 77). Rồi đem cái ta "kém cỏi" đọ với những trang tráng sĩ và những bực thánh hiền ngày xưa: 

"nghĩ vô ích cho một thời nghiên bút 
câu thơ suông không cứu nổi đời mình 
tráng sĩ chi ta mà đầu cũng bạc 
tiếng tăm gì mà khổ với thân danh? 
(...) ơi những đại thánh hiền nghìn năm trước 
với đời này hơi sức dễ bao lăm? 
ấy thế đó mà ta còn sống được 
giữa mịt mù cho tới hết trăm năm ?" 
(Thời Hết Thời -Hội An) 

Vì tác giả tự xem đời mình đã dở dang thất chí, và mỏi mệt đường đời, đành tìm vui với rượu: 

"dẫu chẳng hề xưng ta tráng sĩ / cũng thấy chừng như mỏi kiếm cung / xin được mời người đôi hớp rượu / cho lòng qua khỏi buổi tàn đông..."(Mặc Cho Đời Bụi Phủ). 

Giữa mùa đông nâng chén rượu và nghĩ "lão Khổng Khâu xưa mà sống lại / như ta -cũng ôm đầu khóc ròng" (Rượu Mùa Đông). Uống để mà nghĩ tới đời thăng trầm đáng ra phải quên : "đáng kiếp cho cái nòi Lý Bạch / trăng đời ngươi về một nhà aỉ" (Uống Rượu Một Mình). 

Người xưa đó có thể là tiên nhân nước Việt, khi Xuân về nhắc nhở Nguyễn Trãi như nói lên cái phẫn chí của cuộc đời đứt gánh nửa đường: "đỏ mặt chào Xuân đôi hớp rượu / lòng riêng thầm thỉ hoa nhà ai / bốn mươi tư tuổi ta già khụ / đêm ngắt, đèn xanh mắt Ức Trai" (Khai Bút). 

Chí chưa thành, dĩ nhiên có những lúc đói, lúc đó nhà thơ mới đem tiền nhân Nguyễn Công Trứ ra mà trách : "quân tử nào ăn chẳng cầu nỏ / Tồn Chất tiên sinh, ông là tên ba láp / (...) nhẩm phú hàn nho, biết lời ông nói trật / muốn chửi đổng vài câu, lại sợ ông buồn" (Nói Chuyện Đói Với Nguyễn Công Trứ). 

Cái không khí xưa cũng có thể là chuyện tỏ tình bên mái Tây, dùng chuyện xưa, người xưa để làm quen với "tiểu thơ" hôm nay. Tây Hiên đây là chốn tình tự, níu kéo, mong "đến đây thì ở lại đây" (ca dao) : "từ trong cổ lục / em là tiểu thơ / lòng quen khuê các / tây hiên đứng chờ (...) về tây hiên cũ / nghe mưa đầu sông / tóc em hà xứ / đời ta tang bồng" (Chuyện Tây Hiên). 

Nhà thơ thường xem sách thi phú của người xưa, như một chốn trú ẩn tinh thần dù "... bụng chứa trăm ngàn trang sách cũ / mà nghĩ chưa ra cái khốn cùng" (tr. 130). Ngày nọ, ông đọc Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu rồi so thân và trách cứ người xưa : 

"(...) ông bỏ nhà chơi lung / ta rời quê kiếm sống / đất trời không biết tên / bao ác tà thỏ lặn / (...) thêm lần đọc thơ ông / giá được cười ngạo mạn: / ta xa quê ngàn trùng / ông cách quê mấy dặm!" (Đọc Lại Hoàng Hạc Lâu). 

Thiên hạ đua nhau dịch thơ Thôi Hiệu, trong khi Hoàng Lộc nhắc đến nhà thơ Trung Hoa xưa như cái cớ vì ông thích nói chuyện với người xưa Thôi Hiệu trong bài thơ bất hủ đó nhất là ở bốn câu đầu đã chỉ nói đến người xưa (Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ / Thử địa không dư Hoàng hạc lâu / Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản / Bạch vân thiên tải không du du ...). Và Hoàng Lộc có lý, người xưa chưa chắc tình cảnh đã bi đát như chúng ta hôm nay, đã than thở khi mới chỉ xa quê vài dặm đường! Nguyễn Du là một trường hợp khác! Lý Bạch trong Khách Trung Tác đã thử định nghĩa tha-hương: "bất tri hà xứ thị tha hương" (không biết nơi nào là tha-hương) có thể đã muốn mang ý nghĩa siêu hình, thì "nhật mộ hương quan hà xứ thị" của Thôi Hiệu cũng là tiếng thét bi đát, xót xa của thân phận con người thật nhỏ bé trong vũ trụ và vô nghĩa trước bước đi của thời gian! 

Nhà thơ viết tặng Chiêu Quân, về cái thảm thiết của nàng là bản đàn biệt xứ bi ai khi phải bị cống Hồ và khi chết chôn đất Phiên cỏ mọc đỏ như cỏ quê nhà Hán quốc. Ông níu kéo người xưa để nói chuyện tình yêu và nhân tình thế thái. Trong Về Một Khúc Đàn Tình, Hoàng Lộc dùng khúc đàn Phượng Cầu Hoàng như để nói lên cái tâm sự của ông với những lời thấm thía, cô đọng. Thi sĩ đàn anh Vũ Hoàng Chương thường mượn hình ảnh người xưa trong thi ca ông, nhưng những hình ảnh hoặc ý đó có tính cách trừu tượng, hoặc là thi ý, trong khi với Hoàng Lộc, ông đến gần người xưa và đồng thời đưa người xưa đến với người thưởng ngoạn thi ca của ông. 

Tập thơ nói chung đưa người đọc trở về một không gian đã đầy rong rêu phủ kín, nơi đó có những âm vang của tiền nhân và những "hồn ma" quen thuộc cũng như lạ lẫm. Với những hình ảnh cổ điển hay chữ dùng cổ lỗ nhưng nên thơ như chú ngựa thồ, bờm xích thố, châu, quận, cố thổ, cố hương, cố xứ, trời cố xứ, mùa lưu viễn, khúc nguyệt cầm, hồng nhan, ly phụ, nương tử, rượu tàn niên, quán cô hồn, khúc tống-biệt, người vô lượng, mái tà huy, cao đồ, ... Với nhiều điển tích : Phượng Cầu Hoàng với Tư-mã Tương-Như và Trác Văn Quân, Phạm Thái-QuỳnhNhư, Từ Hải, Hoàng Hạc Lâu, Hán Đế, Chiêu Quân, Lã Vọng, Sâm Thương, khúc Hậuđdình hoa, thư cưu, bài Tẩy Mã với Uất Tri Cung, tang điền thương hải, rau đất Thú Dương, ... Hay cả câu : "bạn bè trong gió - hỏi: / quân tử ý như hà? /quân tử mà thiếu rượu / hỏi đời còn nhận rả" (tr. 154). Tất cả đã thành công tạo nên một không gian trong một thời gian! 

Trong cái xưa cũ còn có CỐ HƯƠNG. Có thể nói cái lõi của tập thơ là những hoài niệm quá khứ, người xưa, quê cũ,... Dòng thơ Hoàng Lộc cũng là dòng thời gian mà suối nguồn là dĩ vãng, dòng nước đi qua những chốn quê hay đô hội, những cõi trời, những trăng sao, có những bờ bến đam mê, những bến đợi, những chuyến đò lỡ, những ngọn đèn hắt hiu,... 

"trường giang ơi trường giang 
tài tử ta không đường 
chiếc thuyền con mặc dòng nước chảy 
ngó bến nào rồi cũng cứ mù sương (...)" 
(Câu Đêm -An Bàng) 

Mênh mông sông lớn ở đây cho thấy phận người đáng cảm thương hơn những sông lớn của Huy Cận tiền chiến và Tô Thùy Yên hậu chiến. Thơ Hoàng Lộc đưa người đọc đến với người xưa và với quê hương thân thương Việt Nam. Anh hay nhắc đến những địa danh Hội An, Duy Xuyên, Quảng Nam, Huế, anh gắn bó thơ anh với những không gian yêu dấu một đời đó, cứ xem những tựa đề cũng đã rõ, nào "Ngày Trở Lại Hội An", "Về Hội An Uống Rượu Đợi Người", "Ra Tù, Về Lại Hội An", "Hội An Sương Mù", "Ngựa Ô Về Duy Xuyên", "Qua Đò Duy Vinh", v.v. Quê nhà của Hoàng Lộc là một quê nhà cổ kính: 

"phố mù sương -theo mù sương 
lay bay những cánh thơ Đường trong ta 
hoang sơ bến cũ cây già 
mong chi có chuyến đò qua gọi mình?

phượng hoàng nào đậu cành xanh 
giùm kêu một tiếng cho đành tịch liêu 
nhà người mái cổ vàng rêu 
mà ta lẩn quẩn những điều không đâu!" 
(Hội An Sương Mù) 

Người con phải xa quê mẹ vì nghiệp lính phải dong ruổi bốn phương trời đất nước : 

"(...) lại chỉ mình anh qua hè phố lạ 
chân lênh đênh không bước kịp tình người 
nửa kiếp sống cứ thua hoài thiên hạ 
sự nghiệp buồn gió thổi chiều ba mươi 
(...) khi dong ruổi với trăm lần lỡ vận 
bỗng nghe thèm tắm lại nước sông quê 
(...) mẹ ở đó cũng buồn hơn tháng chạp 
lòng mỏi mòn tựa cửa chừng ấy năm (...)" 
(Lại Một Mùa Xuân Sầu Xứ) 

Con người phiêu lãng chưa tròn sự nghiệp nên khi về lại quê nhà cứ tưởng vẫn còn phiêu bồng : 

"người ơi đời ta như mùa đông 
về đây mà tưởng còn phiêu bồng 
quê nhà, quê nhà ra đất lạ 
ai còn nhớ ta thằng tay không?(...) " (Rượu Mùa Đông) 

Cái tình quê hương đó càng đậm đà ở những bài sáng tác ở xa xứ. Đó là tâm sự lữ thứ : 

" (...) chỉ khi khuya lắc nằm không ngủ 
bất giác nghe tiếng mình thở ra 
nghe máu chảy buồn thân lữ thứ 
mới đau rưng rức một quê nhà 
chính khi đã thấm mùi lưu lạc 
là lúc lòng ngưng nghỉ đợi chờ 
là lúc cây đời ta hết nước 
xứ người nghiêng một bóng cây khô.." 
(Thấm Mùi Lưu Lạc) 

"Bóng cây khô" sẽ có lúc đến bên "tràng giang" Mississippi xứ người, mà tâm sự : 

"ngươi trôi tới đây từ phương bắc 
ta giạt về đây từ phương đông 
ta với người cùng nhau trôi giạt 
đời ta buồn đời người buồn không? 
(...) ta với ngươi cách quê đều xa 
đáng khi tâm sự phải sa đà 
ngươi chẳng buồn chi ngươi chảy xiết 
bỏ trời lưu lạc một mình tạ.." 
(Nói Với Dòng Mississippi) 

Từ nỗi buồn lữ thứ, cái ám ảnh "tàn xương" như có cái ngậm ngùi của Nguyễn Du 

"ở đây mắt mắt toàn thiên hạ 
từng ngó ta như ngó lạc loài 
nửa tóc cho nhau đều bạc cả 
sợ tàn xương lại gửi quê ai! 
(...) ta lạ đất trời, thương cố thổ 
trăng buồn đâu thể giữ màu xưa (...) " 
(Về Thuở Chia Xa) 

Buồn, tác giả hay nhìn về phương Đông, quê nhà : 

"sáng dậy anh thường nhìn phương đông 
khi quê nhà đang ở đầu hôm 
em với anh hai trời một nỗi 
như vì sao có tên Sâm Thương (...)" 
(Sâm Thương Một Nỗi) 

Hoàng Lộc cho thấy cái nhân sinh quan của nhà thơ ở tuổi "tri thiên mệnh" : "biết từ cái-nửa-trăm-năm / thứ chi đã trải đều lầm hết trơn" (Ngày Tri Thiên Mệnh) và không khỏi âu lo trước ngày tàn hơi, nơi mộ địa xứ người, buồn hơn cả Đạm Tiên hơn ngàn năm trước: "(...) rừng phơi rừng trơ xương / trắng mờ cây thập tự / hãy còn kia thiên đường / cho chiếc hồn lạc xứ? / mắt nuối trừng phương đông / cố hương hàng vạn dặm / chỗ ta và thơ nằm / không chút mồ, chút nấm! (...) / cỏ vàng khô, cỏ mục / hơn mồ Đạm Tiên xưa / chỉ không mầu khói sót / càng không người lệ dư / cũng chẳng còn ai biết / đọc ra câu bia đề : /một nhà thơ gốc Việt / đã chết buồn xa quệ.." (-Mộ Địa Cạnh Phố Millington) 

Nói chung thơ Hoàng Lộc có cái không khí cổ kính dù kỹ thuật thơ hiện đại. Ông muốn ôm cái vô biên, làm như đã lắm thất vọng đời thường. Đến đây, người đọc đã thấy Hoàng Lộc đưa người thưởng ngoạn đến một không gian buồn, thường quạnh vắng, một quạnh vắng đến tận cõi hư vô. Cảm thức Hoàng Lộc đầy hoài niệm, như sống với quá vãng, một thứ thời gian dệt bằng kinh nghiệm sống, đã qua nhưng vẫn bàng bạc cái không gian hôm naỵ Hoàng Lộc đem cái vô-thể (thời xưa, người xưa) sang hiện-thể qua những vần thi ca trữ tình. 

Cái thế giới hoài niệm đó chứa chan TÌNH YÊU, ở Hoàng Lộc là một thứ tình u mặc. Người thơ Hoàng Lộc đa tình, trung thành, sống chết với tình, da diết, nỉ non: "(...) hóa gió tấm lòng em / ta bay / cùng nhau về đâu chẳng được / bởi chỉ vì em / ta dính dáng với đời này!" (Mây Tâm Sự). Người thơ đa tình đem "bài thơ lớn" đi mời: "em chê ta nhiều tình trước / nên e dè không dám nhận tình sau / bài thơ lớn, nếu cần, em đọc suốt / ngập ngừng chi dòng cuối với câu đầủ" (Tình Sau Tình Trước). Và "em đi thử đất trời nào / ai yêu ráo máng cạn tàu bằng tả" (tr. 128). Con người "mãi lơ mơ suốt một đời tình / mãi lưu lạc những hiên nhà gái đẹp" đó đói yêu "như chú ngựa hoang mấy trời dong ruổi / gặm  miếng cỏ nào cũng thấy thơm ngon" (tr. 88). 

Yêu bất kể cả khi người yêu đã lấy chồng, đã có chửa vượt ngực, "tay bế tay bồng". Chàng vẫn dai dẳng bắt người yêu phải so sánh chồng với chàng, mất người yêu vẫn "anh hùng" muốn nàng phải "tiếc": 

"gã đàn ông em chọn để sống đời không được giống anh -có những diều không được giống! (...) thứ gì em muốn ở anh, hắn cũng thể như in nhưng hắn không được giống anh những lời thỏ thẻ để em tưởng tình yêu nào cũng thế không được giống anh cái thoáng môi cười  để em tưởng em về với hắn mà anh vui". 
(Không Được Giống Anh) 

Những khẳng định vu vơ trễ tràng! Nhưng cũng có lúc chàng phải nài van: 

"đã quen mắt trước những trò dâu bể / thôi van em đừng nắng sớm mưa chiều / ta sẽ tới những miền không thể  tới / và đời tình may rủi cũng xin theo (...) 
(Thơ Cuối Gửi Duy Xuyên). 

Chỉ mong tình hiền hòa như loài chim thư cưu sóng cặp bên nhau dưới nước mà cũng đã khó! Nhà thơ nòi tình, yêu nhiều sẽ thất tình nhiều, người yêu sẽ là dĩ vãng: "(...) em đã lâu nay thành dĩ vãng / nhớ em là nhớ kẻ vong tình..." (Vô Tình Khúc). Hay : "(...) chuyện chồng con, em đã rồi -yên phận / có đâu ngờ đau đớn mãi theo ta ! (...)" (Thời Hết Thời -Hội An) 

Kẻ đa tình cũng có lúc biết nhận lỗi : "đã yêu ở Hội An / tình đã ra cửa Đợi / tới đâu, dù được yêu / cũng nghe mình có lỗi (...) (tr. 198). Nhận làm kiếp sâu đo: "lâu rồi ta kiếp sâu đo / quẩnquanh trăm lá sầu khô một đời / em qua gió tạt từng hồi / xô ta lủng lẳng giữa trời oan khiên "(Bất Ngờ Gặp Quế Linh -Tân Định). 

Lận đận đời, có lúc chàng mơ gái có chồng hơn gái còn son, và cái "tình mười năm" cũng đáng cho chàng "lạ  vườn thê thiết một mùi hương": 

"cái bụng tròn và cổ nổi gân xanh 
hắn đã làm chi em mà em ra thế ấy ?
một chút đớn đau -vô số bất bình 
lạy trời cho ta thôi đừng ngó thấy ! 
(...) chỉ mấy tháng nhà người, em nỡ nào thiếu phụ 
lạ vườn chiều thê thiết một mùi hương 
cổ nổi gân xanh và cái bụng tròn 
em ngốn trái khế chua bên hè phố chợ 
lạy trời cho ta thôi đừng thấy nữa 
để xin một đời nhớ nhớ quên quên 
để khỏi một đời lực bực với chồng em..." 
(Bực Tức Ca) 

Bực tức được thăng hoa thành thi ca, Hoàng Lộc là một! Và khi thua trận bị ở tù, ở chỗ vô định và bất nhân, lại được tin người tình phản bội: "mồ tổ nhà em, loài bất nghĩa / hai năm lòng cũng đủ quên rồi / ta như con chó không buồn sủa / chỉ gầm gừ ngó cuộc tình trôi!" (Bài Thơ Tình Trong Tù). Tâm sự người thua trận buồn nhưng vẫn bi tráng: "... mai lúc ngày đưa tin chiến bại / kinh thành ta sẽ bó đôi tay / hồn nghiêng gặp áo khinh cừu trắng / sự nghiệp buồn tênh, em có haỷ ..." (Thất Trận). 

Người nhiều tâm sự, nhận hết mọi thua thiệt dễ đến với bạn Rượu/. Có say mới thấy sông Tương: "(...) ngồi với rượu mới hay lòng rã mỏi / mới thấy sông Tương đã cạn bao giờ (...)" (tr. 92). Những khuya với rượu vì chàng biết "nếu sống lại thêm mấy lần chiến quốc / ta chắc gì là tay kiếm xuân thu" (tr. 74). Cũng có lúc chàng đòi "đôi đường ân oán": "(...) ai dễ cần ta chút hồn đã cũ / em phải một đời bận bịu chồng con? / ta với cái buồn chẳng ai buồn hơn / ngậm điếu thuốc rê gật gù thở khói / giá mà còn em cho ta được nói / chắc đôi đường ân oán cũng không xong!" (tr. 81). 

Người thơ say nhưng tâm sự da diết, nói với người xưa, thật xa xưa "chuyện nghìn xưa thầm hỏi chuyện nghìn sau", như Quan Vân Trường: 

"Quan Vân Trường mặt đỏ cũng thành danh 
ta đỏ mặt hơn ông, đời lại hỏng 
ông cốt cách quỳnh tương, ta hồ đồ rượu dỏm 
cuộc trăm năm đã đến thế -hoang tàn 
Kinh Châu, Kinh Châu mờ hơi sương 
lòng ông, lòng ta -ai biết được? 
hào khí ngời thanh long, cũng sụt sùi ngọn bút 
chuyện nghìn xưa thầm hỏi chuyện nghìn sau 
ông còn đất để về, ta biết về đâủ 
mịt mịt trời sương -mờ mờ thân thế 
châu với quận đã lạc loài tri kỷ 
mảnh trăng suông vừa nhạt thếch rượu mời (...)" 
(Bữa Say, Ghé Chùa Ông Hội An) 

Bốn câu "Kinh Châu, Kinh Châu mờ hơi sương ..." đọc lên như thấy được nỗi căm phẫn của Hoàng Lộc trước nhân tình thế cuộc! 

Tâm sự nhiều, khi bên rượu, nhất là những ngày cuối năm : "rượu tàn niên chừ gió xa xăm / gió chi thổi riết năm mươi năm? / quán cô hồn một ta chớ mấy / sợ -mà khinh -những cái thăng trầm / (...) gõ ly ơ hờ du tử khúc / tứ xứ còn nghiêng mỗi bước chân (...) / giá có em cùng chia chút rượu / dễ khi gió đã lặng bên trờỉ / và ta chẳng vạn lần như một / hễ tới là tan ngắt cuộc vui (...) " (Rượu Cuối Năm). Rõ là rượu vào dễ nghĩ đến tình nhân! Và người "nhớ rượu" sẽ có lúc sợ mất người tình : "chết đi thì quá ngặt / bỏ lại em bên đời / lỡ có thằng chôm trớt / ta nhắm mắt nào nguôi" (tr. 153). Rượu mà nhìn trăng, trăng sẽ trở nên ám ảnh đời, đã trở thành dĩ vãng: "trăng chết vô tình trên giấc mộng / là trăng vỡ lỡ mộng hôm qua / ta khóc vô tình trong cuộcsống / là vô cùng ta xót thương ta" (Vô Tình Khúc). 

Nhìn chung, Hoàng Lộc kỹ thuật chăm sóc đi đôi với một nội dung đầy tâm sự của một thế hệ phẫn chí trên một đất nước cùng đường. Tác giả khéo dùng chữ địa phương Quảng Nam hay miền Trung như: chia chác, lâu hung, gái gung, buồn kinh, chơi lung, mỏi cẳng, bươn theo, ... "rứa thôi chỉ rứa một lần ta bươn theo những thăng trầm mà qua..." (tr. 195) "... như ta đây rồi sẽ khổ vì em - chớ điên cha chi lại uống say mèm?" (tr. 85). Nhiều bài, Hoàng Lộc đã chứng tỏ tài dùng chữ, như "ta" với "ngươi" nhiều dụng ý: 

"(...) kể ta nghe tình ngươi lận đận 
kể ngươi nghe tình ta hoang đường 
xin đổi ta đời ngươi hoạn nạn 
xin đổi ngươi đời ta tai ương 
(...) cứ kể ta là ta thất trận 
hơn chi ta mà xưng anh hùng 
ta biết ngươi còn ai biết nữa 
ngươi biết ta còn ai nữa không? (...)" 
(Rượu Mùa Đông) 

Hay "hồ Tịnh Tâm, tâm dễ lặng tờ?" (tr. 168); "gió bạt đời, bạc tóc" (tr. 189). Có những ví von nên thơ như "chuyện con rồng với chữ tình như hệt / phải tình kia là một giống rồng thiêng? / (...) mỗi cặp tình nhân là một người thợ vẽ / những tam sao làm thất bổn chữ tình" 
(tr. 121). 

Con người Quảng Nam còn thể hiện qua giọng thơ ngang tàng "ơi những đại thánh hiền nghìn năm trước với đời này hơi sức dễ bao lăm ?", v.v. Thơ Hoàng Lộc có không khí ca dao của ruộng đồng quê hương: "(...) ngày đó tưởng xa là chết được / ai ngờ con sáo cũng sang sông / ngày đó môi em là mật ngọt / ai có ngờ cay nát tấm lòng (...)" (Vô Tình Khúc) ."(...) em có buồn cũng chưa chắc bằng anh / khúc tống biệt chỉ đau lòng kẻ ở / khi con sáo đã cam lìa cố xứ thì bến đời ai nhắc chuyện phôi pha (...) (Lời Dỗ) "(...) đã tới ngày em bay qua sông / ơi con sáo nhỏ vừa sổ lồng..." (Tới Ngày Em Quên) 

Hay : "người trong thơ xưa lặn lội bờ sống / hay vẫn chỉ là em, cái cò tội nghiệp?" (Thơ Tặng Vợ Nhà)  

Tóm một chữ, hơn tám mươi bài thơ của Hoàng Lộc như những dòng "tứ tuyệt bên trời", "nến thắp chờ xuân. đợi sáng đêm / ngẫm từng không phải, từng không nên / té ra mình ép mình xuôi ngược / giọt máu hồng khô cuối ngọn đèn" (tr. 190). Có cái dũng cái tâm của người sĩ phu kể cả lúc phải tha hương bên trời lận đận! Qua Mấy Trời Sương Mưa là thi phẩm thứ ba của nhà thơ Hoàng Lộc, vẫn đi trong dòng thơ phẫn nộ và nhiệt thành, dòng thơ chính của các nhà thơ miền Trung từ những thập niên 50, 60 -cũng là thời điểm ông khởi làm thơ. Riêng tập thơ này, ý thơ và tâm tình ông vẫn "nóng", nhưng tất cả những thứ đó ông đã gói trong cái thâm trầm đã chín của ông, trong cái thua thiệt chấp nhận với số mệnh! 

Thi ca trước nhất là để cảm và làm đẹp cuộc đời, như hoa, mỗi hoa mỗi sắc. Đọc thơ Hoàng Lộc người ta dễ cảm với thơ ông, dễ mở lòng ra với tâm sự ông, dễ bồi hồi và nao buồn theo dòng đời trôi nổị Trong giới làm thơ, người lớn tuổi thường rượu cũ quen bình cũ, thường những vần điệu quen, người trẻ thiếu vốn sống và dễ thiếu chiều sâu và điềm đạm của đàn anh, nên có người thiên về kỹ thuật hay hình thức quá, có khi trở thành xảo thuật, bí hiểm, lai căng, hủ nút. 
Hoàng Lộc, nhà thơ điềm đạm, vụ phẩm hơn lượng, khi viết về nhân sinh cũng như tình yêu, có bề sâu tư duy, đồng thời có kỹ thuật, chữ dùng đặc biệt, thơ vừa có hồn vừa có âm điệu riêng. Hoàng Lộc đã thành công đưa người thưởng thức nghệ thuật vào thế giới riêng của ông. Điểm khác đáng nói ở nhà thơ xứ Quảng là ông đã thành công đem thời đại đầy gió bụi, tai ương vào thi ca, thơ ông có sự sống vì lẽ đó! -Hoàng Lộc cái bất biến là tâm hồn á đông, dân tộc nhưng hiện đại -tâm hồn của con người hôm naỵ Có sống sót sau một cuộc chiến tàn bạo như cuộc chiến vừa xảy ra trên đất nước mới cảm nhận được trọn vẹn tình ý của nhà thơ, tâm hồn và những nẻo khuất của bản ngã. Phải đọc thơ Hoàng Lộc với kinh nghiệm hạnh phúc và đau khổ, đam mê và khủng hoảng của mỗi người. Thế giới đầy những âm vang của vạn cổ của Qua Mấy Trời Sương Mưa đã là những "ảo ảnh" nghệ thuật tuyệt vời, đã đưa người thưởng thức đến một cõi mênh mang. Như người xưa, như Nhượng Tống khi không làm cách mạng đã tìm đến Mái Tây, mái tôi hôm nay yên tĩnh khi đất trời chớm Thu, ngâm nga những vần điệu thương cảm. Theo thiển nghĩ, Hoàng Lộc đã thành công giữ người khách thơ ở lại lâu bên Tây sương, với tình với rượu, với những nhớ nhung, tâm sự, lớn, nhỏ, nhiều sương, mưa, mây trời, sông nước, với tình và rượu! Người xưa từng sống, từng hạnh phúc và chịu khổ nạn, nhưng hôm nay chỉ có chúng ta. Hình như đó cũng là cái bi đát của kiếp người Việt ở nửa cuối thế kỷ XX! 

NGUYỄN VY KHANH
______________________________________________________________

đọc Qua My Tri Sương Mưa ca Hoàng Lc
 
LƯƠNG THƯ TRUNG

 nhà văn Song Thao và nhà văn Lương Thư Trung

Thi phẩm mới nhất của Hoàng Lộc "Qua Mấy Trời Sương Mưa"vừa mới phát hành là thi phẩm thứ ba của tác giả kể từ 1965 đến nay . Hai thi phẩm trước đó, là Thơ Học Trò (1965) và Trái Tim Còn Lại (1971), nay đã tuyệt bản. Tính từ tác phẩm thứ hai vào năm 1971 đến nay, phải mất 28 năm sau, nhà thơ đất Quảng Nam một thời đoạt giải thưởng thi ca của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam năm 1971, mới cho ra đời tác phẩm thứ ba này .

Với Hoàng Lộc, người đọc nhận ra ngay thơ Hoàng Lộc là thơ tình. Mở ngay đầu tập Qua Mấy Trời Sương Mưa, Chuyện Tây Hiên là bài thơ mở đầu với cái nòi tình đã tràn ra trên trang giấy :
"từ trong cổ lục
em là tiểu thơ"
Và anh thì :
"ta, thằng phiêu lãng
nghe đồn sang chơi
mới nhìn đã sảng
ơi em tuyệt vời ..."

Nhưng với Hoàng Lộc, mối tình nào rồi cũng đều đi đến chia tay, xa rời như một trong những xót xa để hồn thi nhân dệt nên những vần thơ sầu mộng:
"về tây hiên cũ
nghe mưa đầu sông
tóc em hà xứ
đời ta tang bồng."

(Chuyện Tây Hiên)

Và cứ thế, trong suốt 201 trang thơ, Hoàng Lộc dẫn đưa người đọc hết tình sầu này sang những tình sầu khác man mác, canh cánh bên lòng một nỗi buồn vời vợi :
"lâu rồi ta kiếp sâu đo,
quẩn quanh trăm lá sầu khô một đời
em qua gió tạt từng hồi
xô ta lủng lẳng giữa trời oan khiên."
(Bất ngờ gặp quế Linh ở Tân Ðịnh)

Và người sang sông nào bỏ lại bên này sông một mình ta mà không là kẻ "vong tình":
"em đã lâu nay thành dĩ vãng
nhớ em là nhớ kẻ vong tình ."
(Vô tình khúc)

Em, thật ra, có lần nào đến bên đời ta rồi cũng chỉ để bắt đầu một chuyến qua cầu vào một hôm nào không báo trước bước chân hoang :
"ta kiếm sống đã tắt mày tối mặt
em mê thơ là đợi buổi qua cầu ."

(Thơ cuối gởi Duy Xuyên)

Hình ảnh "ai đem con sáo sang sông, để cho con sáo sổ lồng nó bay" là hình ảnh của phụ bạc mà người bình dân đã ví von về tình đời bạc bẽo . Hoàng Lộc cũng đã mượn lời ca dân gian này để gửi gắm những sầu bi, oán trách những tình nhân đã hơn một lần ghé lại rồi lại bỏ đi xa, dù đôi lúc những kẻ si tình cứ nghĩ tình yêu là chất keo sơn, gắn bó một kiếp người :
"ngày ấy tưởng xa là chết được
ai ngờ con sáo cũng sang sông
ngày ấy môi em là mật ngọt
ai có ngờ cay nát tấm lòng."

(Vô tình khúc)

Cái đau của những điều không ngờ đã làm người trong cuộc nghe như một nỗi đau ê ẩm, "điếng hồn":
"đã tới ngày em bay qua sông
ơi con sáo nhỏ vừa sổ lồng
ta đứng nghe mùa mưa xuống lạnh
mà điếng hồn cho gái sắc hương."
(Tới ngày em quên)
Và mỗi lần tác giả nhắc đến một lần con sáo bỏ đi là mỗi lần trái tim mình thêm một lần rướm máu đến xót xa :
"em có buồn cũng chưa chắc bằng anh
khúc tống biệt chỉ đau lòng kẻ ở
khi con sáo đã cam lìa cố xứ,
thì bến đời ai nhắc chuyện phôi pha ..."
(Lời dỗ)

Nhưng rồi, dù biết rằng "con sáo nhỏ" sẽ không bao giờ trở lại, và hồn thi nhân cũng muốn dành một chút từ tâm từ trái tim vốn đa tình :
"từ hôm em qua bên kia sông
ta có đưa theo một tấm lòng
để vái trời cho con sáo nhỏ
một đời yên một bến sông trong."
(Tờ thư bên kia sông)

Và tấm lòng rộng lượng ấy không chỉ một lần, mà còn được Hoàng Lộc mượn dòng thơ để gửi gắm nhiều lần cùng con tim ê ẩm khi đứng bên này nhìn bóng dáng em vụt mất qua bên bờ bến khác:
"sớm ở bờ sông, anh thấy em qua cầu
ngày xuân xuôi dòng
triều lên, không trở lại
bên trái ngực mình dã dượi cơn đau ...
gập sát đời mình - cơn đau càng dữ dội
cát, hãy lỡ bên này
bồi giúp phía bên em..."

(Nhìn em qua cầu)

Nỗi buồn vô hạn của những đổ vở trong tình trường là nỗi giận đời, giận người phụ bạc mà cũng tự xót thương mình:
"trăng chết vô tình trên giấc mộng
là trăng vỡ lỡ mộng hôm qua
ta khóc vô tình trong cuộc sống
là vô cùng ta xót thương ta ..."
(Vô tình khúc)

Một đặc điểm khác trong thơ Hoàng Lộc là những vần thơ về rượu . Với rượu, Hoàng Lộc đã có những bài thơ như Bỏ làm thơ đi uống rượu, Về Hội An uống rượu đợi người, Rượu mùa Ðông, Uống rượu một mình, Rượu tỏ tình, Uống giùm rượu tặng, Bữa say ghé chùa ÔNG Hội An, Ta, bữa rượu chiều, Rượu cuối năm, Nhớ rượu, Với rượu chiều Xuân, Rượu Huế, uống ở Hội An, người đọc còn bắt gặp rải rác trên những trang thơ của tác giả những câu thơ nhắc đến rượu như một người bạn thân thiết giúp hồn thi nhân vượt qua những hệ lụy trong một đời người nghệ sĩ nhiều cảm hoài . Dưới ngòi bút của một nhà thơ, rượu đã được Hoàng Lộc làm thăng hoa lên thành một thú tiêu sầu đầy thi vị giữa biển đời đầy phong ba . Mỗi lần nhấp chút men nồng, mỗi lần cuộc rượu tàn, mỗi lần qua đi một lần say ngất ngưởng là mỗi lần ghi đậm vào lòng những ý nghĩ mới mẻ khác lạ và không cuộc rượu nào giống cuộc rượu nào . Xin mời bạn thử nghe Hoàng Lộc tâm sự:
"đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu
ai hay sầu chật một hồn sầu
ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
hồng nhan, hồng nhan- ta chiêm bao ..."

(Về Hội an uống rượu đợi người)

Nhưng rồi biết thân phận mình, kẻ si tình tự an ủi mình :
"cố hương chừ một ta say khướt
thôi trăng rồi cũng lấp đầu non
tình vụng như rượu nồng lỡ sặc
hồng nhan ơi, em có thương giùm ?"
(Về Hội An uống rượu đợi người)

Trong bài Khai bút, Hoàng Lộc bắt đầu một năm mới với "đôi hớp rượu" để nhận ra đời mình thêm "già khụ" mặc dù mới "bốn mươi tư":
"đỏ mặt chào xuân đôi hớp rượu
lòng riêng thầm thỉ hoa nhà ai
bốn mươi tư tuổi ta già khụ
đêm ngắt, đèn xanh mắt Ức Trai "
(Khai bút)

Ðến khi năm hết, nhà thơ mượn rượu để tiễn những buồn phiền và ngẫm lại năm mươi năm tuổi đời chìm nổi :
"rượu tàn niên chừ gió xa xăm
gió chi thổi riết năm mươi năm?
quán cô hồn một ta chớ mấy
sợ, mà khinh, những cái thăng trầm"
(Rượu cuối năm)

Với Hoàng Lộc, khi hay tin bạn mình vừa mới mất, đường xá xa xôi cách trở nên không thể đến tiễn bạn mình được, nhà thơ cũng nâng chén rượu tiễn bạn ở cuối trời miên
viễn, thật vô cùng cảm động:
"gió, cả ngày đã gió
mưa cuối ngày còn sa
thương ông, nâng chén rượu
về hướng trời Georgia ..."

(Thơ điếu bạn qua đời ở Atlanta)

Nhưng với Hoàng Lộc, "đời như rượu", có lúc vơi lúc đầy, lúc cay nồng lúc lạt lẽo, thay đổi theo từng cơn gió trở trời trái tiết, khó mà lường trước được những đổi dời :
"riêng chung mấy chén, đời như rượu"
(Rượu cuối năm)

Chính vì thế, với rượu, theo nhà thơ, có thể nhận ra được ai là bậc quân tử và ai là kẻ tiểu nhân không?
"quân tử mà thiếu rượu
hỏi đời còn nhận ra ?"
và :
"dễ ta là tiểu nhân
uống rượu lại sợ chết ?"

Và rồi, khi tuổi đời ở vào cái tuổi "tri thiên mệnh", mọi điều đã trải qua, đã nếm thử đều vở lẽ ra là những điều lầm lẫn:
"biết từ cái-nửa-trăm-năm
thứ chi đã trải đều lầm hết trơn"
(Ngày tri thiên mệnh)

Ðể rồi, mỗi lần nghĩ lại thân phận người lìa xa cố xứ đến não lòng, chua xót:
"ở đây mắt mắt toàn thiên hạ
từng ngó ta như ngó lạc loài
nửa tóc cho nhau đều bạc cả
sợ tàn xương lại gửi quê ai !"
(Về thuở chia xa)

Riêng nỗi lạc loài, nhà thơ Hoa Văn, trong một bài thơ vào những ngày Tết Nguyên Ðán ngồi uống rượu một mình, cũng có cái tâm trạng tương tự với Hoàng Lộc :
"Nơi đây xứ lạ buồn ghê gớm,
Có những người quen muốn lạ dần
Có những tâm hồn như lá cỏ
Chuyện còn, chuyện mất cũng như không."
(Mùa xuân ngồi uống rượu một mình)

Trong thơ Hoàng Lộc, ngoài chủ đề chính là tình yêu và rượu, người thưởng ngoạn còn bắt gặp những tình tự mà nhà thơ đã dành cho quê hương:
"ta lạ đất trời thương cố thổ
Trăng buồn đâu thể giữ màu xưa ..."

(Về thuở chia xa)

Từ nơi quê người xa lắc, thi nhân vẫn vọng tưởng về chốn cũ ngàn trùng :
"sáng dậy anh thường nhìn phương đông
khi quê nhà đang ở đầu hôm
em với anh hai trời một nỗi
như vì sao có tên Sâm, Thương
để em hoài lặng nhìn phương tây
khi sao Hôm buồn rơi dấu ngày
là lúc quê người anh thức sớm
cũng nghe lòng buồn lên sao Mai ..."

(Sâm Thương một nỗi)

Mỗi đề tài nào, Hoàng Lộc đều để cho thơ mình toát ra cái hồn dìu dặt, u hoài làm xao xuyến lòng người . Cái hồn thơ ấy có được nhờ cách dùng chữ trong thơ như một bút pháp mới lạ của tác giả . Theo đó, qua 81 bài thơ, Hoàng Lộc vẫn dùng những thể loại thơ như đã có từ trước tới nay mà nhiều nhà thơ đã dùng nhưng lại mới lạ về tứ thơ, về âm điệu, về ngôn ngữ . Cũng là loại thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ bảy chữ, thơ tám chữ, thơ lục bát, thơ tứ tuyệt nhưng Hoàng Lộc đã mang vào thơ ông những ngôn ngữ địa phương xứ Quảng, những từ Hán Việt, những tục ngữ ca dao, những điển tích, cùng lối cấu trúc chữ tạo thành những nhóm chữ mới đối nhau từng cặp từng cặp rất chuẩn xác nên đã tạo ra nét đặc trưng trong thơ của mình. Chính nét đặc trưng này làm cho Hoàng Lộc nổi bật hẳn trong khu vườn thơ Việt Nam ngày nay, một khu vườn mà có lắm người đang gieo trồng những hạt giống thơ mới lạ muôn màu, muôn vẻ. Xin mời bạn lần lượt thưởng ngoạn bút pháp của Hoàng Lộc qua một vài trong rất nhiều câu thơ điển hình về đặc điểm này . Trước nhất, ngôn ngữ địa phương Quảng Nam, mà nhà thơ Phan Xuân Sinh, người cũng gốc Quảng Nam, trách nhiệm trình bày tập thơ này, đã nhận xét ngôn ngữ trong thơ Hoàng Lộc là "Quảng Nam chay", ý nói "Quảng Nam rặt" vậy . Chẳng hạn hai từ "lâu hung" trong câu thơ sau:
"ngươi đưa cả Huế vào trong này
gió bấc đã vào mấy bữa nay
lại bảo lâu hung mới gặp bạn
vài ly -phải cạn vài ly đầy .
thiệt đã lâu hung mới thấy bạn
vài ly - cứ rót vài ly tràn
mừng ta: chính cống rượu Ðá Bạc
mà cũng theo người đãi Hội An."
(Rượu Huế uống ở Hội An)

Hoặc một vài từ khác trong vô số chữ dùng như "đục khàn", "thổi riết", "trầy trợt", "trần thân", "gái gung" v.v..., có lẽ chỉ có Quảng Nam hay dùng:
"ngươi rót Huế vào chiều Hội An
giọng trong cao ra giọng đục khàn
quá đỗi cố đô chiều phố cổ
tóc trắng Thừa Thiên bạc Quảng Nam..."
(Rượu Huế uống ở Hội An)
"rượu tàn niên chừ gió xa xăm
gió chi thổi riết năm mươi năm"

(Rượu cuối năm)
"trời vẫn xanh, đỗ thừa tay ngắn
con đường kia trầy trợt lắm lần"
(Rượu cuối năm)
"lầm lũi yêu thương đứt nửa đời
tôi đã trần thân với đớn đau khổ nhục"
(Ðòi lại cái xương sườn)
hoặc:
"phủ tiếp chiều ơi thêm gió cát
sá gì kiếp ngựa đã trần thân."
(Ta, bữa rượu chiều)
hoặc:
"hỡi ơi tóc đã chen phần bạc
mà cứ om sòm chuyện gái gung"

(Tình thua, gửi cô bạn thơ)
hoặc:
"ba mươi mấy năm đôi lần tình phụ
ta đã ớn rồi con-gái-con-gung"
(Bỏ làm thơ đi uống rượu)

Riêng các từ Hán Việt, xin nêu vài ví dụ điển hình mà Hoàng Lộc đã dùng trong thơ của ông như các chữ cổ lục là sách chép chuyện xưa để lại , ly phụ là đàn bà goá, nương tử chỉ đàn bà con gái, vân. vân...:
"khi em đến thơm dòng dòng cổ lục
bên hiên trăng ta quá đổi nòi tình"
(Tình sau tình trước)
"lòng em chẳng khác lòng ly phụ
ngọn liễu đương xuân cũng trở màu"
(Về thuở chia xa)
"nương tử, tài hoa anh đã cạn
rượu buồn đâu dám đợi tay em!"
(Về Hội An uống rượu đợi người)

Thơ Hoàng Lộc còn một đặc điểm khác là tác giả đã mang vào thơ những ý tưởng bình dân từ những thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn chương truyền khẩu chan hoà vào những điển tích trong kho tàng điển tích từ văn chương bác học lâu đời, làm thành cái nét riêng trong thơ của mình. Vì thế thơ Hoàng Lộc vô cùng phong phú về ý tưởng mà không xa rời những suy nghĩ về cuộc đời của người làm thơ trong thực tại . Cái đáng nói là Hoàng Lộc đã biến chế thật tự nhiên những điển tích ấy bằng chính ngôn ngữ thơ của riêng ông. Dĩ nhiên, bên cạnh những chữ dùng rặt Quảng Nam, vốn điển tích quí hiếm ấy đã nâng thơ Hoàng Lộc lên một thứ bậc cao hơn mà không đi ra ngoài cõi thơ của chính tác giả . Do đó, thưởng ngoạn thơ Hoàng Lộc cũng tương tự như thưởng ngoạn thơ Tô Thùy Yên, đòi hỏi người đọc liên tưởng đến cái vốn điển tích mà mình có được, như trở về cái thời tuổi trẻ hiếu học, ham tìm tòi các sách vở thánh hiền một cách thú vị vậy .
Sau đây có thể dẫn một vài thí dụ về vài điều vừa nêu . Về ca dao, tục ngữ, trong bài Rượu mùa đông, có câu :
"bọn trẻ vẫn nhìn ta khách lạ
chủ quán dẫu cười ta chim lồng"

Hai chữ "chim lồng" do câu ca dao:
"Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra ."

Hoặc như trong bài Một lần Huế-Quảng, Hoàng Lộc đã thi vị hoá một lần gặp người con gái Huế đến lãng mạn như minh hoạ thêm ý hai câu ca dao quen thuộc miền Trung:
"Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy O gái Huế chân đi không đành."
Và thơ Hoàng Lộc:
"một lần tôi ở Quảng ra
nắng thơm màu lụa vàng hoa nội thành
chân đi, một bước, không đành
ai xưa thiệt chẳng khác mình chút mô"

(Một lần Huế-Quảng)

Riêng phương diện mang tục ngữ ca dao vào thơ, có thể kể thêm hình ảnh con sáo sang sông trong các bài Vô tình khúc, Tới ngày em quên, Lời dỗ; hình ảnh con cò lặn lội bờ sông với bài Thơ tặng vợ nhà; giấy rách phải giữ lấy lề với câu thơ "lề mãi giữ từ khi giấy rách" trong bài Ðôi điều ân oán vân vân...

Về điển tích, có lẽ cùng khắp trong các bài thơ của Hoàng Lộc trong thi phẩm Qua Mấy Trời Sương Mưa này, đâu đâu người đọc cũng bắt gặp những điển tích rất hàm súc. Từ Hoàng hạc lâu, đến Hán Ðế, Chiêu Quân, Uất Trì Cung, Ðường Thế Vân, Sâm Thương, cỏ Anh Vũ, cây Hán Dương,Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân, Phạm-Thái, Quỳnh-Như và con nhiều lắm, không kể xiết . Ðặc biệt, có những điển tích, Hoàng Lộc lại viết dưới dạng những chữ thường như không muốn gợi ra đây là một điển tích nhưng người đọc nếu để ý cũng dễ nhận ra như những chữ "tú cầu", "thư cưu", "khúc hậu đình hoa" là những điển tích rất quen thuộc . Tú cầu là quả cầu thêu bằng gấm. Theo điển tích xưa có người con gái kén chồng, nên ném quả cầu qua cửa sổ, nếu ai bắt được thì lấy người con gái ấy làm vợ . Trong Nhị Ðộ Mai có câu :"Mượn điềm bói cá, thay gieo tú cầu".

Riêng hai chữ "thư cưu" là do điển tích nói về một loài chim ở dưới nước đi từng cặp, từng cặp, trống mái không rời nhau nhưng không lả lơi . Nghĩa bóng chỉ việc hôn nhân của người quân tử . Trong Kinh Thi có câu: "Quan quan thư cưu, tại hà chi châu; yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cừu ." Dịch nghĩa là riu ríu chim thư kêu ngoài bãi sông, người thục nữ yểu điệu sánh đôi cùng người quân tử.  Câu nay cốt ý khen một cung phi của Văn Vương nết na đoan chính. Còn "khúc hậu đình hoa" là tên một tập thơ, do điển tích Trần Hậu Chủ mỗi khi có yến tiệc với quý phi tân khách,thì khiến văn nhân cung nữ làm thơ xướng hoạ, rồi lựa bài nào hay, lấy làm bài hát, chép thành tập gọi là khúc hậu đình hoa .
Và Hoàng Lộc đã có những vần thơ với các điển tích vừa kể .
Với "tú cầu":
"trân trọng với tài hoa ấy lắm
cố nhiên tình ấy chẳng đành nhau
chắc chi ngựa yếu ta về chậm
vừa lúc tay ai chạm tú cầu ."
(Tình thua, gửi cô bạn thơ)
hoặc:
"ví dù ngựa yếy ta về chậm
thì tú cầu gieo phỏng ích chi ?"
(Tình thua, gửi cô bạn thơ)
với "thư cưu":
"ta kể bỏ một đời nhan sắc
thì ăn thua chi đôi chút oán cừu
nhưng em ạ, tờ Kinh thi đã lật
Mà bên trời không phải tiếng thư cưu ."
(Thơ cuối gửi Duy Xuyên)
với "hậu đình hoa":
"xưa nay ta vẫn từng mang tiếng
ồ, đất trời đau chút nguyệt tà
sá kể một đời thua xiển liển
nát lòng cho khúc hậu đình hoa ."
(Tình thua, gửi cô bạn thơ)

Trong chữ dùng của Hoàng Lộc, đặc biệt làm người đọc lưu tâm đến cách tạo thành những cặp chữ đối nhau . Có lẽ đây là cái nét riêng nhất về cách làm mới ngôn ngữ trong thơ mà Hoàng Lộc đã tự tạo dựng cho mình ngay từ đầu . Những cặp chữ như những đảo ngữ đã làm cho âm diệu của thơ Hoàng Lộc càng phong phú, sống động, khi thì tha thiết, khi thì dìu dặt, khúc chiết như chính nỗi cay đắng, dằn vật tâm hồn . Chính vì vậy mà thơ Hoàng Lộc rất có hồn và cái hồn thơ ấy làm rung cảm trái tim mọi người . Xin mời bạn thử liếc qua vài từ ngữ đặc biệt trong vô số những từ ngữ mà Hoàng Lộc đã sử dụng. Chẳng hạn những nhóm chữ sau đây có những dụng ý đối nhau rất rõ của tác giả như những đảo ngữ :"kể ta nghe tình ngươi" với "kể ngươi nghe tình ta", "xin đổi ta đời ngươi" với" xin đổi ngươi đời ta","đêm sẽ cho ta" với "mưa sẽ ru ngươi", "ta biết ngươi còn" với "ngươi biết ta còn", "không đành về" với "không đành không", "không đành nói" với "không đành im" trong mấy câu thơ sau :
"kể ta nghe tình ngươi lận đận
kể ngươi nghe tình ta hoang đường
xin đổi ta đời ngươi hoạn nạn
xin đổi ngươi đời ta tai ương ."
(Rượu mùa Ðông)
và :
"đêm sẽ cho ta niềm tịch mịch
mưa sẽ ru ngươi lời vô chung
chẳng lẽ trốn đời sao hở bạn
mà khen ngươi sức rượu ngàn cân
cứ kể ta là ta thất trận
hơn chi ta mà xưng anh hùng
ta biết ngươi còn ai biết nữa
ngươi biết ta còn ai nữa không?"

(Rượu mùa Ðông)
"bao nhiêu lần về Duy Xuyên
đò ngang là để dỗ dành bến sông
không đành về - không đành không
ta vui bởi có chút lòng em vui"
(Qua đò Duy Vinh)
hoặc :
"thế nên đừng trách ta say
bên em mà vẫn hoài quay quắt tìm
không đành nói - không đành im
chính em là những nổi chìm của ta"
(Qua đò Duy Vinh)
Bạn có thể tìm gặp thêm và ngạc nhiên về từ ngữ mới lạ như vậy trong thơ Hoàng Lộc, nhiều lắm, không kể xiết ...
Thơ Hoàng Lộc, qua thi phẩm Qua Mấy Trời Sương Mưa, người đọc nhận ra ở đó giống như một ngôi nhà với cột, với kèo, với vách, với mái ngói rêu phong, cổ kính . Cũng là những thể thơ quen thuộc lâu đời, cũng là những đề tài có từ lâu lắm trong cõi đời này như rượu, như tình yêu, như chuyện đổi dời dâu biển cùng thế thái nhân tình trong đời thường nhưng được Hoàng Lộc trang trí lại bằng chính bàn tay cùng tâm hồn nghệ sĩ của mình với những cảnh đời đứt ruột mà tác giả đã trải qua, nên đã làm mới được những điều tưởng chừng đã quá quen thuộc . Với bạn đọc thế hệ trẻ, bạn sẽ nhận ra trong thơ Hoàng Lộc cái tình yêu của người lớn vào những ngày tuổi nhỏ . Với bạn đọc tuổi đời ở vào "cái nửa trăm năm", bạn sẽ nhận ra cái thẩm sâu của một nhà thơ một thời lận đận được gởi qua những trang thơ đầy cảm xúc, đoạn trường ... Xin mời bạn thử bước vào cõi thơ của Hoàng Lộc, bạn sẽ bắt gặp cái mới mẻ trong ngôn từ, cái phong phú trong tứ thơ, cái pha trộn giữa bình dị, mộc mạc của ngôn ngữ Quảng Nam, của tục ngữ ca dao với cái ý tứ súc tích trong kho báu điển tích cổ xưa mà vẫn gần gũi với mọi ngườị Chính những từ ngữ rất đặc thù, mới mẻ, Hoàng Lộc đã tạo được cho mình một phong cốt hết sức đặc biệt trong thơ ca vậy .
Mùa Thu, tháng 9- 1999

LƯƠNG THƯ TRUNG
________________________________________________________

Trái Tim Còn Lại – Thơ Hoàng Lộc  
Mang Viên Long


Cách nay hơn 37 năm (th.3/1972), trên KH và TT tôi đã có dịp đọc tập thơ đầu tay của Nhà Thơ Hoàng Lộc – đó là tập “Trái Tim Còn Lại” (Quế Sơn – XB th.9/1971). Báo và bản thảo đều bị “thất lạc” sau 75. May thay, một người bạn Văn ở Bến Tre vừa gởi cho một số sách và bản thảo cũ của tôi – trong đó có bài viết về tập thơ “Trái Tim Còn Lại”… Nhận thấy những ghi nhận lúc ấy vẫn còn nhiều ý nghĩa cho sinh hoạt VHNT hôm nay  – nên xin được đăng lại …như lưu giữ một kỷ niệm! MVL

Trái Tim Còn Lại là tập thơ đã được trao giải thi ca Văn Bút Việt Nam năm 1970 của Hoàng Lộc – một nhà thơ trẻ. Tác giả là một nhà thơ quen thuộc của các tạp chí Bách Khoa, Văn, Văn học, Khởi Hành (…) Thi phẩm in dày 80 trang, gồm 28 bài thơ, đủ các thể loại (bảy chữ, lục bát, năm chữ, tự do và tám chữ). Bìa in ba màu (màu tím, xanh biển và đen) do họa sĩ Trịnh Cung vẽ, và hai phụ bản thật dễ thương của Lê Chánh. Tóm lại, phần trình bày của tập thơ có một nét đẹp giản dị, không hẳn là một tập thơ có hình thức lý tưởng (mà phải đòi hỏi nhiều tốn kém), nhưng đã là một tập thơ rất thơ. Trang nhã. Quyến rũ. Trái Tim Còn Lại do Quế Sơn xuất bản, phát hành tháng 9 năm 1971.

Trước đây tôi đã có nhiều dịp đọc Hoàng Lộc rải rác trên nhiều tạp chí, đã có lòng mến mộ vì những bài thơ tình thơ mộng rất học trò rất kiều diễm, nhưng cho tới bây giờ mới được đọc Ông với nguyên một tác phẩm được in ra. TRÁI TIM CÒN LẠI dầu chưa có thể cho tôi biết rõ được con đường dài đang tới trong dòng sáng tác của Ông- nhưng qua hai mươi tám bài thơ bày tỏ như một tâm sư liên tục; tôi đã nhìn thấy được mối suy tưởng đã qua và hiện có - thể hiện trong thơ ông : Cái nhan “Trái Tim Còn Lại” trước hết cho tôi hình dung được một hình ảnh ngời sáng sau cùng thực đáng lưu ý để từ đó bước dần vào thơ Ông theo nguồn xúc cảm mới. Dĩ nhiên là có nhiều ngã đường dẫn vào thế giới thơ Hoàng Lộc, có nhiều khía cạnh của mỗi giòng thơ được viết ra, nhưng ở đây, phạm vi bài này, tôi xin đề cập tới một tiêu đề, theo tôi, đó là một điểm tựa chính yếu (ít nhất là cho tập thơ này) : Trái Tim. Hy vọng rằng, trong một bài khác, tôi có thể sẽ nói tới Ông như là một nhà thơ tuyệt vời nhất của một cõi Tình yêu đầy mộng. “Áo em trắng nõn chiều tan học / Nên mấy phong trần cũng thấy vui” – (Ngày Về Phép Cuối ở Hội An, tr 72.) (…). Vào đầu tập thơ, Ông đã cho trích hai câu thơ của bài “Qua Những Chặng Thăng Trầm” (tr.53):

Tôi còn lại trái tim người biết khóc,
Xin giữ làm kỷ niệm giữa hư vô
.
Trài Tim, một báu vật thực linh thiêng của đời người, nó là biểu tượng của Tình yêu, của rung động, của lòng thành, của giá trị còn lại của con người. Trái Tim đã được Hoàng Lộc nói tới khá nhiều trong thơ Ông, như một nhắc nhở, phơi bày, tâm sự với mọi người một cách hết sức tha thiết. Trước hết, với một người yêu nào đó (ở Hội An, Vĩnh Điện hay Chánh Hưng?):

Anh còn trái tim còn màu da vàng
Em còn Tình yêu với bờ tóc chết

(Đầu Năm Cho Tình Yêu – tr.11)

Nhưng “Trái Tim Còn Lại” của Hoàng Lộc không là một trái tim hồng tươi, tim hy vọng, tim hạnh phúc: Đó là một trái tim đã héo, đã chai, đã rạn vỡ vì quá nhiều đau xót can qua. Ông đã viết như là một luyến tiếc ngậm ngùi cho một người tình (Có thể coi là một lời nhắn gửi cuối ?):
Hỡi con chim xưa lạc loài bé nhỏ
Đường tim hồng hãy soãi cánh cho nhanh

(Trời Xưa Cũ – tr.22)

Trái tim hồng son phơi phới mầm hy vọng kia đã có một thời che chở người thơ như là một hầm trú kiên cố nhất. Tim ru nồng tình người – Tim che chở bom đạn thù hận :
Em dẫn anh về thành phố
Bằng trái tim giận hờn
Làm nơi trốn pháo kích

(Ngoại Ô – tr.41)

Tâm sự của Ông bày tỏ một cách thật đầy đủ, thật bùi ngùi trong “Lần Hành Quân Trở Về” (tr.75). Sau một cuộc chém giết, sau những giờ phút xao động vì máu lửa bịt bùng, quay trở lại với sự chiến thắng ảo não đã khiến Ông cảm nhận rõ ràng sự lạc lõng ngơ ngác của đời mình trong thù hận. Ông đã thố lộ :

Muốn hỏi em lời buồn không hỏi được
Nên buổi chiều chiến thắng cũng sầu bi
Anh bé nhỏ như một loài ngựa lạc
Trái tim khô se sắt buổi quay về

(Lần Hành Quân Trở Về - 75)

Và đã nghĩ tới một ngày mai vô cùng ảm đảm :

Một ngày mai quỷ dữ
Ngự xuống từng con tim
Anh sẽ vào tu viện
Để muôn đời quên em

(Tiên Đoán – tr.62)

Sự “tiên đoán” của Hoàng Lộc không có gì lạ lùng để ngạc nhiên bởi vì đã nhiều lần Ông bày tỏ nỗi lòng (qua trái tim) là một hình ảnh tan vỡ, thất lạc, héo hắt tuyệt vọng cùng cực : “Anh còn lại trái tim người biết khóc / Xin giữ làm kỷ niệm giữa hư vô”. Trái tim được gửi vào cõi vô tận, hư ảo, vụn vỡ chơi vơi như mây gió. Có còn một số kiếp nào khác để trái tim được tươi hồng trở lại? Với người yêu ? Với bè bạn ? Với người thân? Với quê hương? Đó là một câu hỏi tắt nghẽn trong sự lạc loài cô độc giữa cõi chết trùng trùng; đây là một cảm tưởng tiêu biểu của Ông (nói với người yêu nào đó ở Chánh Hưng?):

Mắt ta mờ mịt luân hồi
Trái tim đã vỡ cuối thời phân tranh
Về nghe lá đổ vai mình
Thương con phố lạ đôi cành bóng xiêu

Này anh phận mỏng tay nghèo
Ngó đi em để xế chiếu nhớ nhau

(Khi Ghé Chánh Hưng – tr.25)

Hay :

Muốn vứt chuyện phân tranh ngoài tầm trí nhớ
Vẫn hằn trong tim những vết thương bầm

(Ơi Hoang Đường Ta – tr.26)

Tình yêu là một nơi chốn vừa quyến rũ vừa gợi nhiều nỗi tâm sự, bởi thế Hoàng Lộc đã qua người yêu, nói hết được những xúc cảm chân thực của tim Ông. Về chiến tranh. Về thù hận. Về số phận. Về tương lai. Về quê hương , v.v… Phải chăng chỉ có tiếng nói thì thầm rung động đó mới là tiếng nói thực của tim người ? Tôi đã tìm hiểu được dòng tư tưởng Hoàng Lộc nhờ những dòng bày tỏ tha thiết tràn đầy xúc cảm đó. Tuy vậy, chúng ta cũng có thể tìm thấy một vài nhắc nhở, tâm sự về cuộc đời ông qua ảnh hình của người thân, cha và mẹ :

Tim đọng lời di chúc
Của người cha chết oan
Một chiều bên núi đá
Hy vọng nào cho con
Đời sau còn tiếp nối?

Ngồi trong vùng nước độc
Nhớ mẹ hiền quê nhà
Chiếc rìu trên tay nhỏ
Có mong gì tương lai
Khi còng lưng tuổi trẻ
 
(Vì Mê Đi Tìm Trầm – tr.31)

Một nơi chốn, theo tôi, cũng ngọt ngào tươi mát như Tình yêu mà cũng là nơi dễ gợi nhiều tâm sự nhất đó là tình bằng hữu. Ở trong mối tình này, Hoàng Lộc cũng có những phát biểu như cùng một tâm sự, một dòng nước cùng nguồn để nói về đời sống, hy vọng, tương lai :

Nỗi hy vọng anh em
Chảy ngang dòng máu đỏ
Tôi đập vào bóng đêm
Bằng con tim phẫn nộ
Vui đã nhiều hoan hô
Buồn cũng rồi đả đảo
Giờ chúng tôi vẫn ngồi
Giữa dòng dây kẽm đó .

(Nhớ Một Thuở Cầm Cờ - tr.50)

Và cũng chính vì thế mà :

Xứ sở đó sắt se hồn dân tộc
Phượng hoàng kia ngoảnh cổ gáy mơ hồ
Tôi còn lại trái tim người biết khóc
Xin giữ làm kỷ niệm giữa hư vô.


Như đã trình bày ngay từ lúc đầu, tôi chỉ mới đề cập “Trài Tim Còn Lại” với một khía cạnh được giải tỏ của tác giả ; tuy vậy đọc hết tất cả những giòng thơ trong toàn tập, tôi có thể kết luận : thi cảm của Ông là một giòng nước lớn, trong, và tươi mát. Một giòng nước chảy rất chậm, rất êm ái qua hồn người, nhưng đã để lại vô cùng xao động, mênh mang, và lâu bền. Thơ trước tiên là một niềm xúc cảm mạnh mẽ, Hoàng Lộc đã viết ra mỗi dòng thơ đều bay thoát từ cái cảm xúc nồng nàn đó nên Ông đã truyền thấu được người đọc nhiều rung cảm như Ông. Ông thành công nhất ở thơ bảy và tám chữ. Thơ lục bát của Ông cũng là những thi cảm thi âm lạ, vì thế nó không nhập nhòa trùng hợp dễ gây nản chán như những bài thơ chỉ là một sự ghép chữ không hơn không kém khác mà tôi đã có dịp đọc. Tiếp tục cái đà khám phá, xây đắp xúc cảm cho tuyệt đỉnh, thơ Ông là những rung chuyển mạnh cho thế giới thơ hôm nay. Tôi cũng tìm thấy niềm hy vọng đó ở những người thơ như Luân Hoán, Trần Huiền Ân, Lâm Chương, Hà Nguyên Thạch, Hoàng Đình Huy Quan, Vũ Hữu Định, Hà Thúc Sinh, Mường Mán, Lâm Hảo Dũng, Phạm Cao Hoàng, v.v… Ngày nay, có thể nói thơ đã được nhiều người viết (hay thở) nhưng thơ không thể là một gán ghép, thu xếp bằng chữ nghĩa trống không mà nghe rất sang sảng. Rất triết lý chắp vá kỳ quặt. Thơ phải là một đời sống luôn trôi chảy, mải miết rung chuyển, vô cùng gần gũi với tâm hồn chớ không là mớ ngôn từ cóp nhặt giả trá để lừa đảo chính mình và người đọc. Đọc “Trái Tim Còn Lại” của Hoàng Lộc, tôi rất hy vọng. Tôi muốn được truyền niềm hân hoan tin tưởng này tới tất cả. Hôm nay./.

Tuy Hòa, tháng 3.1972

MANG VIÊN LONG