ĐÊM ĐỌC HOÀNG LỘC
(CHO DẪU PHÙ VÂN)
Đêm nay qua trông nhà giùm cô em gái. Căn nhà không xa phố chợ, chỉ cách một dòng sông. Bên kia sông phố chợ rực rỡ ánh đèn nhưng ở đây đìu hiu kinh khủng.
Hoàn toàn tĩnh mịch. Thứ âm thanh duy nhất nghe được là tiếng thạch sùng chặc lưỡi ngoài hiên! Cũng không phải rãnh rỗi gì nhưng trong đêm sâu buồn hoang vắng này chỉ còn muốn ngồi bó gối để nói chuyện với chính mình mà thôi. Nói chuyện với chính mình có khi không phải là độc thoại mà là nghe tiếng nói của người kia vang vọng trong tâm tư của mình. Ấy là khi mở quyển thơ của Hoàng Lộc ra đọc lan man!
Cô em gái vừa gởi về quyển thơ còn mới tinh thơm, trang nhã. Hơn một trăm bài thơ! Chắc phải còn lâu mới đọc hết cả trăm bài đó! Thơ chớ có phải giáo trình đâu mà phải đọc tuần tự hoặc đọc cho nhanh. Câu thơ đâu chỉ có chữ nghĩa, cú pháp. Câu thơ là món quà của một cuộc đời riêng, là sự rung động tế vi của một tâm hồn đòi lan tỏa tới kẻ tha nhân. Câu thơ có thể được viết ở một không gian nào đó, một thời điểm nào đó, trong một cõi phù vân thực mà huyễn mộng, theo trang giấy run rẩy tới đây, trong đêm sâu này, để “cho dẫu phù vân” cũng có thể giao hòa một nhịp tâm tư:
...ta nằm im
một mình nghe
cái thinh không
lạnh
bốn bề thinh không
và nghe tiếng gió trong lòng
thổi như xé buốt trăm năm trễ tràng …
(nằm nghiêng với bệnh, trang 68)
Vậy đó ta với người giờ đây chia sẻ cái-thinh-không-lạnh-bốn-bề-thinh-không. Ta đọc một bài ở trang này, trầm ngâm trong cô quạnh, nghe lòng ta lòng người nói với nhau. Ta bỏ một bài ở trang kia vì không nói gì với ta trong cái đêm sâu này.
Tập thơ là của một kẻ đã luống tuổi đời, kẻ ngắm nhìn hoa còn tiếc vẻ đẹp của ngày nào năm trước: Đào hoa y cựu tiếu đông phong! Cái ảo ảnh của người tình nhân xa rồi của năm xưa vẫn còn hoài, làm tình làm tội:
năm mươi năm đời ta
hoài con bướm thức
hoa vàng nhà em đêm khờ - trở giấc
thì ra có thiệt mùa xuân
bướm đã già rồi –
tội lắm – tình nhân !
(thơ xuân của bướm già - trang 46)
Ơ hơ! Hoa có nở vì bướm già đâu. Chẳng phải đã có kẻ ngày xưa bùi ngùi:
Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm túy sổ bôi
Đản sầu hoa hữu ngữ:
Bất vị lão nhân khai.
(Ẩm tửu khán mẫu đơn - Lưu Vũ Tích)
Hôm nay uống rượu ngắm hoa
Cạn đôi ba chén gọi là mua vui
Chỉ e hoa nói lên lời:
Em không phải nở cho người già nua.
(Bản dịch của Tương Như)
Kẻ tình nhân già nọ:
…
có những bài thơ viết khi nào không nhớ
lật ra dòm – bỗng thấy bóng em trong
có một loài hoa một đời chưa chịu nở
bỗng vì em mà phải nở rất buồn
...
(thơ tình của người có tuổi – trang 176)
rồi tóc trắng phất phơ chiều sương khói
thế xuân thu rẻ rúng chuyện công hầu
tình cũng chảy mỗi dòng theo mỗi cõi
ai trách lòng ta khỏi biển xanh dâu?
câu thơ viết bên kia trời tưởng nhớ
đưa ta về ray rứt giữa canh đêm
trăng phố thị dẫu tàn hiên cổ độ
dễ nguôi khuây những ngọc nát châu chìm.
(mưa cuối đời thơ - trang 47)
Thế thôi chuyện biển xanh tang điền, lấy ai mà trách lòng ai! Sông xưa đã rẽ mấy dòng, tình xưa phố cũ châu chìm giữa đêm! Hoài giang có ai còn thấp thoáng bóng ngà bước qua phố đèn lồng trong đêm trăng? Đâu đó cố hương có ai để chia sẻ nỗi lòng?
Ta làm kẻ xa - người chưa gặp một lần - mà không lạ, trong đêm vắng làm người lắng nghe, để cho giọt lệ Giả Đảo được nâng niu:
Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm như bất thưởng
Quy ngọa cố sơn thu.
để cho - khi mà:
...
cây đời ta gãy hết
những ngọn tình phù vân
...
(ngoại ô, đêm - trang 36)
thì ở nơi đây - đêm nay cũng là một đêm ngoại ô - cũng đâu phải cần làm chi nhiều lắm đến hai câu!
…
hiểu sao nhị cú tam niên đắc
chỉ nửa câu đây đủ khóc ròng
...
(lạc địa - trang 17)
Bến Tre 4-2012
VƯƠNG ĐỨC BÌNH
_____________________________________________
GỬI ANH HOÀNG LỘC
Một đêm, ngâm bài thơ của anh trong đám cưới của anh Yên (sửa đồng hồ), một đám cưới không có điện, nhưng có trăng, có im lặng và có tình bằng hữu, một không khí tiệc cưới gần như giờ đây đã vắng mặt ở VN. Đó là lần gặp anh thứ hai, sau đó, cùng đi xe đạp lang thang vài lần, uống rượu gạo ở Điện Nam. Mới đó mà đã 30 năm. Xin cảm tạ đời sống vào những ngày thơ mộng đó. Và đây là bài thơ anh viết từ 50 năm trước, do Sean Bảo từ Hoa Kỳ chép lại và gởi cho NHO cách đay vài năm. Anh, một học trò đệ nhị cấp của ngôi trường thân yêu xưa đã làm rạng danh cho chính nó bằng thi tài của mình. Dù nói ngược nói xuôi, nói ỡm ờ hay nghiêm túc, dù định kiến biệt phân, dù ý thức hệ buộc ràng chia rẽ, từ Nam ra Bắc, hễ ai quan tâm đến thơ ca, ắt hẳn phải một lần nghe đến tên anh, thậm chí, thuộc một vài câu hay toàn bài trong bài thơ này. Xin gởi lại anh.
NGUYỄN VĂN NHO
(nhạc sĩ)
_____________________________________________
PHẠM XUÂN ĐÀI
giới thiệu tập thơ
Qua Mấy Trời Sương Mưa
của Hoàng Lộc
của Hoàng Lộc
Bài đầu của tập thơ ghi năm làm 1969. Bài cuối, năm1999. Ba muơi năm trải dài từ giữa những năm 20 đến giữa thập niên 50 của cuộc đời thi nhân - thơ đeo dính với người và người không bỏ thơ.
Nguyễn Mộng Giác nhận xét đúng : Thơ Hoàng Lộc vẫn y nguyên cái phong thái ngày xưa nhưng đậm hơn thời anh viết cho Bách Khoa. Chỉ đậm đà hơn thôi, chứ vẫn một vẻ tài hoa ấy, sự thao thức ấy, và tấm lòng sẵn sàng rung động.
Mỗi địa phương có giọng nói riêng và hình như cũng có giọng thơ riêng. Thơ Hoàng Lộc phảng phất khí vị Quảng Nam, lãng mạn pha với chút khảng khái tráng sĩ thời xưa, tang bồng mà lòng lúc nào cũng nhớ đến phố xá xưa, dòng sông cũ.
Ba mươi năm tình yêu, đời lính, cải tạo, ra tù, sang Mỹ....cuộc đời thế là đã nếm đủ vinh nhục sướng khổ nhưng con người thơ của anh không hề bị nghiêng ngả trong bất cứ giai đoạn nào, thời điểm nào. Thơ như là một cõi riêng nơi anh, lúc nào nó cũng nhìn ngắm, rung động, mô tả cuộc đời nhưng cuộc đời thì chẳng bao giờ làm gì được nó. Đó là vùng bất khả xâm phạm của Hoàng Lộc. Nhờ thế mà có những vần thơ hào sảng với men rượu của thời chinh chiến, cũng như thấm thiá cái đói vô cùng tận của những đêm dài trong tù, hay điềm đạm nhìn đời dần xế bóng : mây qua đầu mỏi bạc, dưới chân ngày thu phai...
Con người là chứng nhân của cuộc sống. Thơ là chứng nhân của lòng người. Thơ Hoàng Lộc giống như dòng trôi của lịch sử, giai đoạn nào của đời anh nó cũng có mặt, nhưng dĩ nhiên nó chỉ ghi lại những nét tinh vi nhất của lòng anh trước bao biến thiên, để gửi lại cho thiên thu...
Nguyễn Mộng Giác nhận xét đúng : Thơ Hoàng Lộc vẫn y nguyên cái phong thái ngày xưa nhưng đậm hơn thời anh viết cho Bách Khoa. Chỉ đậm đà hơn thôi, chứ vẫn một vẻ tài hoa ấy, sự thao thức ấy, và tấm lòng sẵn sàng rung động.
Mỗi địa phương có giọng nói riêng và hình như cũng có giọng thơ riêng. Thơ Hoàng Lộc phảng phất khí vị Quảng Nam, lãng mạn pha với chút khảng khái tráng sĩ thời xưa, tang bồng mà lòng lúc nào cũng nhớ đến phố xá xưa, dòng sông cũ.
Ba mươi năm tình yêu, đời lính, cải tạo, ra tù, sang Mỹ....cuộc đời thế là đã nếm đủ vinh nhục sướng khổ nhưng con người thơ của anh không hề bị nghiêng ngả trong bất cứ giai đoạn nào, thời điểm nào. Thơ như là một cõi riêng nơi anh, lúc nào nó cũng nhìn ngắm, rung động, mô tả cuộc đời nhưng cuộc đời thì chẳng bao giờ làm gì được nó. Đó là vùng bất khả xâm phạm của Hoàng Lộc. Nhờ thế mà có những vần thơ hào sảng với men rượu của thời chinh chiến, cũng như thấm thiá cái đói vô cùng tận của những đêm dài trong tù, hay điềm đạm nhìn đời dần xế bóng : mây qua đầu mỏi bạc, dưới chân ngày thu phai...
Con người là chứng nhân của cuộc sống. Thơ là chứng nhân của lòng người. Thơ Hoàng Lộc giống như dòng trôi của lịch sử, giai đoạn nào của đời anh nó cũng có mặt, nhưng dĩ nhiên nó chỉ ghi lại những nét tinh vi nhất của lòng anh trước bao biến thiên, để gửi lại cho thiên thu...
_______________________________________________________________
hoàng lộc - cho dẫu phù vân
DU TỬ LÊ
Những
người đọc thơ Hoàng Lộc từ trước tháng 4-1975 ở quê nhà, hẳn ít ai không thích thơ tình Hoàng Lộc.
Không
gian lãng mạn với ngôn ngữ mới và diễn tả trung thực, khiến những trang thơ tình của ông là những trang thơ tình rất đẹp. Tính đẹp của thơ tình Hoàng Lộc, đến nay không còn là một nghi vấn cho bất cứ ai từng đọc thơ ông.
Tuy nhiên, có
thể nhiều người không biết
rằng sau mấy chục năm
vật đổi sao
dời, sau bao nhiêu biến
cố bất hạnh,
bi thương, Hoàng Lộc hôm nay, vẫn
cho những người đọc ông
những bài thơ tình lấp
lánh thương yêu. Nồng nàn cảm xúc.
Thí dụ:
“mời em chút rượu mừng
sinh nhật
“chắt ở đời ta
– chắt ở thơ
“em thắp trăng
thề khêu hẹn ước
“yêu thương nán
lại đến bao
giờ?
“có thể rồi
em không uống kịp
“nỗi riêng vấp
phải lòng ta đau
“đã thu trên
lá, phai từng chiếc
“và cõi muôn
trùng đã mất nhau.
“có thể rồi
ta không uống được
“rưng rưng nhớ
mẹ một phương
về
“cuối chiều lưu
xứ ta vô
phúc
“chẳng ngõ sau
mà gọi gió
quê”
(Trích “rượu mời sinh nhật”.) (1)
Hoặc:
“em cũng từng
qua cầu gió sớm
“cũng từng che
nón hỏi mây
trôi?
“hèn chi con mắt không rưng mỏi
“không mủi lòng
em mỗi biển
dâu
“ta muốn cùng
em qua mấy nhịp
“cầu dài, nước
lớn, nắng mông mênh
“vói tay giùm
chút, em – còn kịp
“kẻo sóng chìm
nghiêng đóa lục bình”
(Trích “về bữa qua cầu”). (2)
Nhưng ở thi phẩm
thi phẩm thứ tư, nhan
đề “cho dẫu phù vân,”
do nhà xuất bản Hội Nhà
Văn ấn hành
đầu năm 2012 vừa qua, Hoàng Lộc còn cho
thấy ông đã mở thêm
nhiều cánh cửa khác cho
thơ của mình.
Từ những bài
thơ phản ảnh đời sống
hiện thực nơi quê người,
tới những bài thơ mang
tính phúng thích, tính tự
trào hoặc, viết cho người
tình, người bạn đời và
bằng hữu,…
Dù đứng ở góc độ nào, ngôn ngữ của ông vẫn đầy tính Hoàng Lộc. Đó là những chữ rất thường được ông đem vào thơ, để từ đó, con chữ có được cho nó một linh hồn, một hơi thở và một diện mạo khác. Tôi gọi đó là “diện mạo Hoàng Lộc.”
Tôi rất thích
chữ như “thơm lựng” hay, “sợi tình thắt họng” trong mấy câu
thơ trích dẫn sau đây:
“có lắm thứ chẳng cần
chi phỉnh gạt
“như câu thơ
thơm lựng những ân tình
(……)
“anh tức tối
trong sợi tình thắt họng
“liệu hồn em
– em có bữa…ra tòa. (3)
Ở
thi phẩm mới nhất này, tôi cũng rất thích cách đặt nhan của ông. Nó không chỉ mới, lạ mà mỗi tựa đề, vốn mang sẵn trong nó ít / nhiều nỗi niềm. Hay theo
cách nói của Rene Descartes thì đó là “Everything is
self-evident“.
Đấy là những
tựa thơ như
“Thơ tặng một bà nội,”
“anh không là quân tử”
hoặc, “thơ xuân của bướm
già,” “sầu lãng tai” v.v…
Tổng quát hơn,
để quý
bạn đọc chưa từng đọc
thơ Hoàng Lộc, có được
cái nhìn tổng thể về
tiếng thơ này, tôi xin
trích một nhận định của
nhà phê bình
văn học Nguyễn
Vy Khanh, như sau:
“Đọc thơ Hoàng Lộc người
ta dễ cảm
với thơ ông,
dễ mở lòng
ra với tâm
sự ông, dễ
bồi hồi và
nao buồn theo
dòng đời trôi nổi.
“Hoàng Lộc, nhà
thơ điềm đạm, vụ phẩm
hơn lượng, khi viết về
nhân sinh cũng như tình
yêu, có bề
sâu tư duy,
đồng thời có kỹ thuật,
chữ dùng đặc biệt, thơ
vừa có hồn
vừa có âm
điệu riêng. Hoàng Lộc đã thành công đưa người thưởng ngoạn nghệ thuật vào thế giới riêng của ông.”
ngày 28 tháng 9 năm 2012
DU TỬ LÊ
____________________________________________________________
lan man hồi ức
về Hoàng Lộc
PHẠM ĐẠT NHÂN
Tôi với Hoàng Lộc không có duyên thơ cũng không là văn hữu song học chung trường và ở cùng quê (Quảng Nam). Tôi đọc thơ anh, ngâm thơ anh nhiều hơn là những cuộc chuyện trò (bù khú) cùng anh. Dường như anh cũng không biết tôi vì học chung trường nhưng không chung lớp. Anh học trên tôi một lớp. Song tôi thì rất biết anh vì hồi đó anh đã nổi tiếng làm thơ hay từ những năm đầu của bậc Trung học. Xứ Quảng quê tôi là một xứ thơ; nhiều nhà thơ nổi tiếng đã làm thơ hay từ nhỏ như Bùi Giáng, Hoàng Lộc, Tường Linh ..vv..Tôi thích thơ Hoàng Lộc vì thơ anh trung thực với lòng mình; đặc biệt là anh sử dụng ngôn ngữ thơ một cách linh hoạt tài tình nhẹ nhàng như một anh chàng làm xiếc tung hứng tài ba .
Vào những năm 1959- 1960 tôi từ Đại lộc
xuống Hội An học trung học ở trường Trần Quý Cáp; có một thời gian tôi ở trọ ở
lò bánh mì bà Xứ gần miếu ông Cọp - Xóm Mới. Từ miếu ông Cọp có con đường mòn dẫn
ra nghĩa địa Thanh Minh (*) và ngang nhiều chùa cổ như Phước Lâm, Long Tuyền
...Nhà của Hoàng Lộc ở cách chỗ tôi trọ không xa; có những lần đi học tôi lẻo đẻo
theo anh nhưng không dám làm quen với anh vì mặc cảm " học trò nhà quê thấy
cức dê kêu thuốc tể, thấy củ nghệ kêu củ gừng " ; hơn nữa lúc đó anh đã nổi
tiếng thơ hay trong trường !. Nhớ lại hình ảnh đó thiệt là giống y như một kẻ
tình si vậy !! Dáng người anh cao dong dõng, mảnh khảnh, bước những bước khoan
thai sang trọng ..Ôi, tựa như tôi thấy chàng Kim đang "lần bước dặm
xanh" vậy !
Thế hệ của chúng tôi hồi đó ít có người
vào được Đại học. Bởi hết tú tài là phải vào quân trường : "Chàng tuổi trẻ
vốn dòng hào kiệt, xếp bút nghiên theo việc đao cung" Trong những năm
tháng chinh chiến tôi vẫn đọc thơ anh trên các trang tạp chí nguyệt san, bán
nguyệt san. Mặc cho khói lửa chiến tranh, văn học miền Nam thời đó vẫn trăm hoa
đua nở về học thuật cũng như về sáng tác. Thật không công bằng và uổng
phí
khi loại bỏ dòng văn học từ 1954 đến 1975 ở miền Nam !
Thơ
Hoàng Lộc mãi mãi là thơ tình muôn thuở. Thơ tình Hoàng Lộc luôn có giọng đằm
thắm bao dung độ lượng dù bị tình phụ. Mặc dù đôi khi nổi dóa chửi đổng song chỉ
thống trách chứ không oán trách:
Cứ
mười đứa là cả mười bất nghĩa
Như
ta đây rồi sẽ khổ vì em
Trong suốt thời gian ở tù (**) rồi ra
tù, thơ anh có giọng u uẩn về tình đời, tình người ..và ( thật là hiếm ) ...lại
nghe anh chửi ...đổng :
Mồ tổ nhà em đồ bất nghĩa
Một năm hai tháng đã quên rồi
Ta như con chó không buồn sủa
Chỉ gầm gừ ngó cuộc tình trôi
Một năm hai tháng đã quên rồi
Ta như con chó không buồn sủa
Chỉ gầm gừ ngó cuộc tình trôi
Nhưng rồi anh cũng lắng lòng nhìn lại mọi
chuyện, suy ngẫm cái lẽ vô thường , biến dịch mà chấp nhận đổi thay !.....
anh từng mặc ca sa- bưng bình bát
đi quanh cõi đời những được và thua
một lần qua nhà em anh đứng lại
nghe nặng đôi tay, anh quay về chùa
mở bình bát ra : trang thư tình em thơm ngát
anh mới hay mình là đứa chân tu
(khất thực)
đi quanh cõi đời những được và thua
một lần qua nhà em anh đứng lại
nghe nặng đôi tay, anh quay về chùa
mở bình bát ra : trang thư tình em thơm ngát
anh mới hay mình là đứa chân tu
(khất thực)
Có một số người cho rằng thơ Hoàng Lộc
là thơ thất tình. Thật ra thơ Hoàng Lộc không phải là kiểu thơ thất tình của kẻ
phàm phu mà là sự hụt hẫng, thất vọng trong tình đời, tình mộng . Nói theo cách
nói của Xuân Diệu " Yêu rất nhiều mà chẳng nhận bao nhiêu ". Hoàng Lộc
yêu đời, yêu cuộc sống, yêu lý tưởng, yêu cái nhan sắc diễm lệ trời ban của người
thiếu nữ; yêu cái mỹ miều hiền thục của các giai nhân - mà giai nhân thường nan
tái đắc (" người như em hồ dễ gặp hai lần "). Không riêng gì Hoàng Lộc,
các thi sĩ đều có một trái tim yêu như thế . Về điều nầy thì nhà thơ Bùi Giáng
có một nhận định rất hay : " Người bình thường có thể cưới nhiều vợ mà yêu
rất ít; nhưng thi sĩ thì yêu rất nhiều mà vợ thì chỉ có một , có khi lại là
không " . Tình mộng nguy nga, nghĩa đời thành tựu là sự toàn bích là điều
hướng lý tưởng mà ai cũng mong đạt tới. Nhưng " Trải qua một cuộc bể dâu
" (Nguyễn Du) ta khó tránh những chuyện đau lòng :
Trước đổi dời danh sĩ cũng lêu bêu
Hà huống gì ta một thằng say rượu
Hà huống gì ta một thằng say rượu
Một thân phận là một mảnh đời - với
Hoàng Lộc là ...một xó đời !
......
Xó đời ta ơi bút cùn mực nhạt
Em nhìn lui mới biết chuyện không đành
Nhưng nếu chút lòng xưa em chẳng khác
Thì đọa đày ta dễ uổng thân xanh
Trăm năm đó em vẫn là con sáo
Thiếu gì đường bay mà phải qua sông
Tình đến thế mà lưng chừng em bỏ
Đời thơ ta rồi cũng bỏ lưng chừng
Vẫn tin được em chưa hề bất nghĩa
Ta ru ta bằng một tiếng thở dài
Tình muốn lớn mà lòng em không thể
Đời phải buồn cho đủ những cơn say
(Từ xó đời ta)
Xó đời ta ơi bút cùn mực nhạt
Em nhìn lui mới biết chuyện không đành
Nhưng nếu chút lòng xưa em chẳng khác
Thì đọa đày ta dễ uổng thân xanh
Trăm năm đó em vẫn là con sáo
Thiếu gì đường bay mà phải qua sông
Tình đến thế mà lưng chừng em bỏ
Đời thơ ta rồi cũng bỏ lưng chừng
Vẫn tin được em chưa hề bất nghĩa
Ta ru ta bằng một tiếng thở dài
Tình muốn lớn mà lòng em không thể
Đời phải buồn cho đủ những cơn say
(Từ xó đời ta)
Em
bất nghĩa mà " vẫn tin được em chưa hề bất nghĩa ". Bởi không phải tại
em mà tại tình đời thay trắng đổi đen .
Ta bức tóc giữa tang điền thương hải
Phải chi lòng em còn chỗ dung thân
(Từ xó đời ta)
Ta bức tóc giữa tang điền thương hải
Phải chi lòng em còn chỗ dung thân
(Từ xó đời ta)
Nhớ lúc trước hồi tôi còn ở Đại Lộc, một
số anh em ở Đại Lộc - Quảng Nam yêu thơ Hoàng Lộc và rất khoái bài thơ " Về
Hội An uống rượu đợi người " của anh nên thường tập hợp nhau lại để cùng
nhau bình và túy lúy ngâm bài thơ đó vô cùng thích thú. Qua anh Xuân Thống ở Điện
Bàn, có lần chúng tôi mời được Hoàng Lộc lên Đại Lộc chơi và hỏi anh một số từ
còn hồ nghi trong bài thơ . Tối hôm đó tại nhà của Nguyễn Giúp chúng tôi được
thưởng thức một buổi tiệc thơ ấm cúng do Hoàng Lộc thết đãi mà bây giờ tôi vẫn
còn ao ước được thêm một lần lập lại ......Hoàng Lộc đọc cho chúng tôi nghe những
bài thơ anh mới sáng tác . Anh vô cùng ngạc nhiên khi nghe tôi ngâm bài thơ
" Về Hội An uống rượu đợi người " trong đó có một số từ ngữ bị ...tam
sao thất bản ! Anh lại cũng rất khoái chí khi thấy thơ mình bị "xã hội
hóa" và trở nên "toàn bích" ( như một số anh em quyết chí khẳng
định)!
VỀ HỘI AN UỐNG
RƯỢU ĐỢI NGƯỜI (1)
Đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu
Ô hay hồn đã chật hồn sầu
Ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
Hồng nhan hồng nhan ta chiêm bao
Nhớ em suốt cả mùa lưu viễn
Ta đây nào khác đứa cùng đường
Thế sự nhi nhô loài mắt trắng
Ngựa què ta cũng mỏi tay cương
Nhớ em từ độ trăng tròn khuyết
Quán cuồng hào sĩ lệ rưng rưng
Như ta há dễ một lần ta khóc ( mà khóc thật )
Em hát liêu trai khúc nguyệt cầm
Về đây chợt nhớ Trường Giang rộng
Ngựa cổ cười khinh mùa phong yên
Du tử tài hoa anh lỡ vận
Rượu nồng đâu nỡ đợi tay em
Cố hương chừ mặc ta say khướt
Thôi trăng rồi cũng khuất đầu non
Tình vụn như rượu nồng ta lỡ sặc
Hồng nhan ơi em có thương giùm
Đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu
Ô hay hồn đã chật hồn sầu
Ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
Hồng nhan hồng nhan ta chiêm bao
Nhớ em suốt cả mùa lưu viễn
Ta đây nào khác đứa cùng đường
Thế sự nhi nhô loài mắt trắng
Ngựa què ta cũng mỏi tay cương
Nhớ em từ độ trăng tròn khuyết
Quán cuồng hào sĩ lệ rưng rưng
Như ta há dễ một lần ta khóc ( mà khóc thật )
Em hát liêu trai khúc nguyệt cầm
Về đây chợt nhớ Trường Giang rộng
Ngựa cổ cười khinh mùa phong yên
Du tử tài hoa anh lỡ vận
Rượu nồng đâu nỡ đợi tay em
Cố hương chừ mặc ta say khướt
Thôi trăng rồi cũng khuất đầu non
Tình vụn như rượu nồng ta lỡ sặc
Hồng nhan ơi em có thương giùm
Năm 2003 tôi may mắn được đọc tập thơ
"Qua mấy trời sương mưa" của Hoàng Lộc . Và một nỗi xúc cảm đã khiến
tôi cảm tác:
đọc thơ hoàng lộc
QUA MẤY TRỜI SƯƠNG MƯA
Đọc thơ anh tôi ngắm lại mình
Về những tháng năm sách đèn nơi phố Hội
Những bạn bè bao lần rong phố
Những cuộc tình si ngốc nghếch ngô nghê
Anh đã nóí giùm tôi mộng đời trai trẻ
Mộng ngày xanh khanh tướng công hầu
Những ước mơ thư kiếm một thời
Nhưng thương hải cũng hoài thương hải
Mộng không thành về yêu " loài con gái"
"Con gái con gung" bất nghĩa bất nghì
Chỉ còn rượu anh tợp vào túy lúy
Nói ngọng nói ngoa bù lu bù loa
Hoàng Lộc ơi , 'con nai vàng ngơ ngác '
Từng thu xưa thu chết lá thu vàng
Chừ đâu phải thời Xuân thu chiến quốc
Kẻ sĩ hàn nho môn khách ..đách ai mời !
QUA MẤY TRỜI SƯƠNG MƯA
Đọc thơ anh tôi ngắm lại mình
Về những tháng năm sách đèn nơi phố Hội
Những bạn bè bao lần rong phố
Những cuộc tình si ngốc nghếch ngô nghê
Anh đã nóí giùm tôi mộng đời trai trẻ
Mộng ngày xanh khanh tướng công hầu
Những ước mơ thư kiếm một thời
Nhưng thương hải cũng hoài thương hải
Mộng không thành về yêu " loài con gái"
"Con gái con gung" bất nghĩa bất nghì
Chỉ còn rượu anh tợp vào túy lúy
Nói ngọng nói ngoa bù lu bù loa
Hoàng Lộc ơi , 'con nai vàng ngơ ngác '
Từng thu xưa thu chết lá thu vàng
Chừ đâu phải thời Xuân thu chiến quốc
Kẻ sĩ hàn nho môn khách ..đách ai mời !
Mới đây đọc tập thơ "Cho dẫu phù
vân" của anh, tôi thấy thơ anh đã rất trầm lắng, càng bao dung và độ lượng
. Tuổi tác tuy có già nhưng trái tim anh rất trẻ, vẫn còn tươi nguyên chuyện
tình năm cũ; vẫn thủy chung chắt chiu từng kỷ niệm . Giới trẻ ngày nay mấy ai
đã yêu và làm thơ yêu đẹp như Hoàng Lộc ?!
PHẠM ĐẠT NHÂN
___________________________
( * ) nhạc sĩ La Hối đã an nghỉ tại đây
(**) Bị đi cải tạo
___________________________
( * ) nhạc sĩ La Hối đã an nghỉ tại đây
(**) Bị đi cải tạo
(1) bản gốc từ HL :
đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu
ai hay sầu chật một hồn sầu
ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
hồng nhan hồng nhan ta chiêm bao
nhớ em nhớ suốt mùa lưu viễn
ta đây đâu khác đứa cùng đường
thế sự nhi nhô loài mắt trắng
ngựa què, ta cũng mỏi tay cương
nhớ em nhớ buổi trăng tàn khuyết
quán cuồng hào sĩ cũng rưng rưng
như ta dễ một lần ta khóc (mà khóc !)
em hát liêu trai khúc nguyệt cầm
về đây chợt ngó trường giang rộng
ngứa cổ cười khinh mùa phong yên
nương tử - tài hoa anh đã cạn
rượu buồn đâu dám đợi tay em
cố hương chừ một ta say khướt
thôi trăng rồi cũng lấp đầu non
tình vụng như rượu nồng, lỡ sặc
hồng nhan ơi, em có thương giùm
ai hay sầu chật một hồn sầu
ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
hồng nhan hồng nhan ta chiêm bao
nhớ em nhớ suốt mùa lưu viễn
ta đây đâu khác đứa cùng đường
thế sự nhi nhô loài mắt trắng
ngựa què, ta cũng mỏi tay cương
nhớ em nhớ buổi trăng tàn khuyết
quán cuồng hào sĩ cũng rưng rưng
như ta dễ một lần ta khóc (mà khóc !)
em hát liêu trai khúc nguyệt cầm
về đây chợt ngó trường giang rộng
ngứa cổ cười khinh mùa phong yên
nương tử - tài hoa anh đã cạn
rượu buồn đâu dám đợi tay em
cố hương chừ một ta say khướt
thôi trăng rồi cũng lấp đầu non
tình vụng như rượu nồng, lỡ sặc
hồng nhan ơi, em có thương giùm
_________________________________________________________
Hoàng Lộc,
người chống gậy đi với chữ tình
PHAN XUÂN SINH
Viết về Hoàng Lộc thì phải nói đến thơ tình. Mấy chục năm nay Hoàng Lộc vẫn mang mãi cái nòi tình nầy trong thơ. Anh đã trau chuốt nó, đã nắn nót nó, nên nó thành lão luyện, thượng thừa như một người luyện kiếm đến hồi không cần kiếm trong tay, chỉ cầm một cành cây vẫn chém đá ngọt như róc mía. Dù rằng cố tìm trong thơ anh một sự ẩn hiện khác, chứa một nội dung khác thì thơ tình của anh vẫn là số một. Chính điều nầy đã ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ khác khi làm thơ tình, họ có một cái “air” thơ giống của anh, nội dung na ná của anh, chữ dùng đôi khi mượn của anh. Ngay cả tôi trước đây, làm thơ tình đọc lên nghe như hơi hám của Hoàng Lộc. Như vậy đủ biết thơ tình Hoàng Lộc “dễ sợ” lắm chứ không phải chơi. Thơ anh làm ảnh hưởng rất nhiều người, khi giật mình bứt phá ra khỏi cái ảnh hưởng đó, thì cũng thật gian nan. Nói như vậy để biết rằng Hoàng Lộc có một chỗ đứng khá sâu trong lòng người đọc, trong lòng anh em làm thơ.
Cho Dẫu Phù Vân, tập thơ mới xuất bản của Hoàng Lộc, tôi được hân hạnh tác giả nhờ layout và chính trong lúc làm công việc nầy, tôi được đọc trước nên có những nhận xét riêng của tôi về tập thơ. Tôi xin không đề cập đến thơ tình cùa Hoàng Lộc, điều nầy bạn bè anh đã viết khá nhiều. Viết láng cháng sẽ dẫm chân lên họ. Tôi xin viết tản mạn về Hoàng Lộc, về chữ nghĩa thơ trong tuổi gìà. Dù cố tránh về thơ tình, thế nào cũng phải đụng vào nó vì hầu hết trong đời thơ Hoàng Lộc đều chủ tâm đến thơ tình. Như vậy nói khác đi sẽ lạc đề, sẽ sai bét về Hoàng Lộc.
Tôi xin đề cập tới chữ nghĩa về già khi Hoàng Lộc làm thơ tình. Trên thực tế nhìn thấy một ông già bảy mươi tuổi đứng góc đường “gò gái”, trao những lời trêu chọc thì ta thấy chướng hết sức, Thế nhưng thơ tình tuổi bảy mươi (một loại thơ tán gái của mấy ông thi sĩ tuổi gần đất xa trời) thì ta thấy nó thế nào? Thứ nhất là tội nghiệp cho... mấy lão. Thứ hai là ta thấy thấm đau, nhưng lại rất dễ thương. Khi còn trẻ làm thơ tình thì mấy cô gái còn quan tâm tới. Có cô phải lòng tơ tưởng đến người làm thơ cho họ. Còn bây giờ, tuổi già mình làm thơ tình là để sắt se, để tưởng nhớ, phần đông đối tượng bây giờ đã tóc bạc răng long như mình. Chỉ ngồi nhớ lại thời sắc hương của họ còn tươi rói. Mình làm thơ để nhớ lại, để chiêm nghiệm, để vọng tưởng. Hãy nghe Hoàng Lộc thổn thức một đời làm thơ của mình: anh mài sắt cả đời không phút nghỉ
mà cuối đời chưa thấy nổi cây kim
(còn mãi đi tìm. trang 21 – tập CDPV)
Tội nghiệp không? Thế nhưng người đọc lại không nghĩ như anh. Cục sắt to tướng mà khởi đầu anh mài, nó đã thành kim từ lâu. Than chơi cho vui để người khác thấu hiểu nỗi lòng của nhà thơ,chứ cây kim sắc nhọn đó đã lận lưng từ lâu. Thơ của anh có tiếng tăm khi anh còn rất trẻ. Thế nhưng mấy ai bằng lòng với việc mình làm. Cuối đời công danh thì tan tành, và tình chạy đâu mất. Chính các thứ lỡ vận nầy mới tạo được những câu thơ cô đọng của Hoàng Lộc:
rồi tóc trắng phất phơ chiều sương khói
thế xuân thu rẻ rúng chuyện công hầu
tình cũng chảy mỗi dòng theo mỗi cõi
ai trách lòng ta khói biển xanh dâu
câu thơ viết bên kia trời tưởng nhớ
đưa ta về ray rứt giữa canh đêm
trăng phố thị dẫu tàn hiên cổ độ
dễ nguôi khuây những ngọc nát châu chìm
(mưa cuối đời thơ. Trang 47, tập CDPV)
Theo tôi công danh thì trắng, nhưng tình thì không, vì nó còn lung linh trên các câu thơ. Càng về cuối đời, các câu thơ tình của anh càng sâu sắc, chữ nghĩa gạn lọc, đọc lên thấy thấm thía. Nếu không biết tuổi tác Hoàng Lộc mà chỉ đọc thơ của Hoàng Lộc ta nghĩ ngay người làm thơ còn rất trẻ. Tại sao ta phán đoán như vậy? Vì nó mang sự thành thật, sự thủy chung, ướt át, mà chỉ có những người trẻ mới mang tâm trạng nầy phát tán trên thơ, cho nên ta thấy câu thơ rất dễ thương, rất trẻ trung. Hoàng Lộc còn giữ được phong thái đó thật đáng quý. Phần đông những người làm thơ khác, khi cao tuổi họ bỏ hẳn thơ tình, mà có còn chăng thì chữ nghĩa cũng gượng ép nghe ra không thật. Hoàng Lộc ngược lại thơ tình tuổi về già nó không nhí nhảnh, không làm dáng như khi xưa. Thơ tình của anh bây giờ nó chín chắn, sâu đậm, mang thêm những ẩn dụ nên khi ta đọc, cảm thấy nó gần gũi và dễ dàng cảm xúc.
cây đời ta gãy hết
những ngọn tình phù vân
(ngoại ô, đêm. trang 36, tập CDPV)
những ngọn tình phù vân
(ngoại ô, đêm. trang 36, tập CDPV)
Hai câu thơ trên, Hoàng Lộc mở đầu cho tập Cho Dẫu Phù Vân. Đời của một thi sĩ
ba chìm bảy nổi, cho dù thân xác có khô héo thế nào, nhọc nhằn thế nào thì tình
vẫn thủy chung. Người làm thơ luôn luôn chung thủy với tình mình đeo đuổi, mặc
dù người đã phụ mình. Hai câu thơ ngắn ngủi đó đã gói gắm một đời làm thơ của
Hoàng Lộc.
yêu bao nhiêu em cũng phải lấy chồng
xa biết mấy là con đường phía trước
ta theo mỏi còn em thì phải bước
có bao giờ ta đuổi kịp em đâu?
đời tàn thu mây trắng bay qua đầu…
(về buổi tàn thu ta, trang 14, tập CDPV)
Một
đời làm thơ, đến tuổi già ngó lại nó như “…mây trắng bay qua đầu”. Hoàng Lộc đã
nói giùm cho rất nhiều người. Ai đọc qua tập thơ nầy cũng bắt gặp một vài bài,
một vài câu mang vóc dáng của mình, mang tâm trạng của mình, cho nên cho dẫu
phù vân sở dĩ thành công không phải vì Hoàng Lộc kỹ thuật, mà vì anh đã thực sự
đụng đến đáy lòng người đọc bằng chân thật, bằng tự nhiên nên họ dễ cảm thông
với anh về những gì anh thổn thức.
Nhiều người cho rằng với cái tuổi cận kề cái chết, không nên làm thơ tình vì nó không thật. Tôi không đồng ý với quan niệm nầy. Người làm thơ phải rung động mọi hiện trạng, tình huống trước cái đẹp. Không phải vì tuổi tác mà chai lỳ trước những rung động. Như vậy ta sống với lý nhiều quá chứ không còn sống với trái tim. Thi sĩ thật sự phải sống với trái tim bất chấp tuổi tác. Làm thơ tình trong tuổi già mà ta không thấy sự gượng ép, không một chút giả tạo, những bài thơ như vậy thật sự đã thành công. Đọc những bài thơ tình trong tập cho dẫu phù vân ta phát hiện được điều đó, ta chỉ thấy sự rung cảm trước những chữ nghĩa bình dị nhưng thật sâu sắc của anh.
thôi đừng bệnh nữa ta ơi
nằm nghiêng còn mỏi nỗi đời nắng mưa
có gì đau ở hôm xưa
ở hôm mai
cả bây giờ cũng đau?
xin em vịn một vai cầu
để coi
buồn của đời nhau
chảy về
(nằm nghiêng với bệnh, trang 68, tập CDPV)
nằm nghiêng còn mỏi nỗi đời nắng mưa
có gì đau ở hôm xưa
ở hôm mai
cả bây giờ cũng đau?
xin em vịn một vai cầu
để coi
buồn của đời nhau
chảy về
(nằm nghiêng với bệnh, trang 68, tập CDPV)
Dù trái tim còn trẻ trung, còn
yêu đời thì cũng đến hồi đưa tay đầu hàng trước tuổi già, trước những cái rêm
mình nhức mỏi. Thi sĩ không chịu mình già…mà bởi vì yêu nhiều quá, thơ tình lai
láng mới ra nông nỗi nầy, giật mình nhìn lại thời gian mới biết dù có chống chọi
cũng đành phải chịu thua. Cái dễ thương của người làm thơ bao giờ cũng muốn
mình trẻ trung mãi để làm thơ, thế nhưng lực bất tòng tâm. Đọc những bài thơ về
già của Hoàng Lộc ta mới thấy thương cho anh. Có một điều người đọc nên chú ý
thơ tình Hoàng Lộc bây giờ khác xa thơ tình ngày trước. Chữ nghĩa được đẻo gọt
tinh xảo. Ý thơ thâm trầm, sâu lắng. Nên khi đọc lên ta có thể không thích một
vài bài, nhưng ta phải công nhận rằng làm được những bài thơ như vậy thì thật là hoàn hảo.
Làm việc đến khi cao tuổi ta phải nghỉ ngơi, thế nhưng làm thơ thì không được như vậy. Nghiệp dĩ bắt chúng ta cứ đèo bòng mãi, không dứt ra được. Có nhiều người nói về thơ Hoàng Lộc không còn được như khi xưa, không còn hay như hồi trước. Theo tôi thì không đúng hẳn như vậy. Mỗi thời có một cái hay riêng của nó. Thơ tình còn trẻ thì ướt át, nhí nhảnh. Thơ tình về già thì sâu sắc, thận trọng. Ở vào cái tuổi của mình bây giờ không thể tung tăng nhảy nhót như hồi trẻ, làm như vậy ta cảm thấy kỳ cục và nó không thật. Ta phải làm cái gì nó hợp với tuổi tác, hợp với cách sống hiện tại và lúc nào cũng cần chân thật. Cái quí và giá trị ở cái chỗ chân thật. Ta hãy đọc bài thơ dưới đây của Hoàng Lộc để hiểu anh một cách tường tận hơn:
Làm việc đến khi cao tuổi ta phải nghỉ ngơi, thế nhưng làm thơ thì không được như vậy. Nghiệp dĩ bắt chúng ta cứ đèo bòng mãi, không dứt ra được. Có nhiều người nói về thơ Hoàng Lộc không còn được như khi xưa, không còn hay như hồi trước. Theo tôi thì không đúng hẳn như vậy. Mỗi thời có một cái hay riêng của nó. Thơ tình còn trẻ thì ướt át, nhí nhảnh. Thơ tình về già thì sâu sắc, thận trọng. Ở vào cái tuổi của mình bây giờ không thể tung tăng nhảy nhót như hồi trẻ, làm như vậy ta cảm thấy kỳ cục và nó không thật. Ta phải làm cái gì nó hợp với tuổi tác, hợp với cách sống hiện tại và lúc nào cũng cần chân thật. Cái quí và giá trị ở cái chỗ chân thật. Ta hãy đọc bài thơ dưới đây của Hoàng Lộc để hiểu anh một cách tường tận hơn:
nghỉ ngơi thôi, hỡi gã làm thơ già
núi đã tàn rồi - kìa, biển cũng cạn
chữ nghĩa một đời, một đời hoạn nạn
cứ nổi chìm hoài theo mỗi câu thơ
hãy nghỉ ngơi thôi, cha mẹ chết rồi
cố xứ gọi về, (bạn bè cũng gọi)
bệnh hoạn bao năm hết còn nhớ rượu
lại nhớ những điều rất đỗi không nên
yêu ta một thời em vẫn là em
áo một thời bay, tóc một thời chảy
là mây là sông chưa từng ở lại
(ta vẫn một đời chỉ đứng ngó theo)
nghỉ ngơi được rồi hỡi gã làm thơ
đĩa dầu đã hao đêm còn gió nổi
kiếm một chỗ nằm nghe mình hối lỗi
về một chữ tình đáng lẽ không nên....
(xin được nghỉ ngơi, trang 89, tập CDPV)
núi đã tàn rồi - kìa, biển cũng cạn
chữ nghĩa một đời, một đời hoạn nạn
cứ nổi chìm hoài theo mỗi câu thơ
hãy nghỉ ngơi thôi, cha mẹ chết rồi
cố xứ gọi về, (bạn bè cũng gọi)
bệnh hoạn bao năm hết còn nhớ rượu
lại nhớ những điều rất đỗi không nên
yêu ta một thời em vẫn là em
áo một thời bay, tóc một thời chảy
là mây là sông chưa từng ở lại
(ta vẫn một đời chỉ đứng ngó theo)
nghỉ ngơi được rồi hỡi gã làm thơ
đĩa dầu đã hao đêm còn gió nổi
kiếm một chỗ nằm nghe mình hối lỗi
về một chữ tình đáng lẽ không nên....
(xin được nghỉ ngơi, trang 89, tập CDPV)
Cho
Dẫu Phù Vân ra đời giữa lúc không thuận tiện lắm vì nó cố vượt qua rào cản bên
nầy, bên kia đất nước. Những người mến mộ anh, thông cảm những tâm sự của anh
đều cao tuổi hoặc đã nằm xuống. Mắt của họ lem nhem tuổi già, lười biếng động
não khi đọc thơ của anh. Thế nhưng sự cố gắng của anh và bạn bè anh đã cho chào
đời tập thơ. Đó là một sự can đảm giữa lúc chữ nghĩa rẻ mạt, giữa lúc người ta
cứ đánh giá thơ theo quan điểm chính trị, xuất bản trong nước hay xuất bản tại hải ngoại. Họ không chịu
hiểu một thực thể văn chương không biên giới !
Houston,
ngày 30 tháng 4 năm 2012
PHAN XUÂN SINH
PHAN XUÂN SINH
________________________________________________________________
TRẦN DOÃN NHO
giới thiệu Qua Mấy Trời Sương Mưa
( Tháng 10 – 1999, ở “phố học” Boston, MA - với sự bảo trợ của nhà thơ Phan Xuân Sinh và phu nhân, ĐÊM THƠ TÌNH HOÀNG LỘC được tổ chức, với sự tham dự của gần 200 bạn văn và đồng hương.
Trong tình thân, nhà văn Trần Hoài Thư giới thiệu tác giả, nhà văn Trần Doãn Nho nói về tập thơ Qua Mấy Trời Sương Mưa và nhà thơ Trần Trung Đạo dẫn dắt chương trình.
Tôi chép lại bài nói của Trần Doãn Nho trong đêm đáng nhớ ấy. Sau đó bài nói này đã in lại trong tạp chí Thế Kỷ 21, California ,HoaKỳ.)
Ở miền Nam trước ngày giải phóng, các thế hệ sinh viên học sinh lúc bấy giờ hầu như ai cũng thuộc một vài bài thơ tình của thi sĩ Hoàng Lộc. Những câu thơ thời áo trắng của anh nằm lòng các bạn trẻ đang yêu, dư âm từ bục giảng, sân trường từ ngày xưa còn vang vọng đến bây giờ :" Khi ta giảng đoạn Kiều mê Kim Trọng / Tim học trò em cũng biết rung chuông ". Anh là một trong những nhà thơ có tiếng tăm thời ấy. Bây giờ tuy tuổi đã ngoài sáu mươi với bao vật vả lo toan ở xứ người mà trái tim thơ vẫn còn thổnthức,khônnguôi: :
" ôi gã tình nhân gần đất xa trời
cầm trái tim thơ dật dờ cuối biển
con mắt mờ sương nhập nhoà điểm hẹn
một tiếng thở dài suốt cõi nhân sinh
ơn của nổi chìm - già đầu tình nhân
tóc phất phơ reo trong chiều biển động
thế, hình em đâu cho ta chiếc bóng
để được yên vui khi phải xa trời ...."
( Thỏ thẻ tình nhân )
Sau một tuần về Hội An thọ tang cha, giờ đây nhà thơ Hoàng Lộc trở lại nơi trú ngụ ở xứ người ( Hoa Kỳ). Trong những ngày ở quê nhà, anh có dịp gặp lại anh em văn nghệ ngày xưa. Nhiều cuộc vui qua nhanh, vội vàng, nhưng có lẽ sẽ còn lắng đọng mãi sau này. Nhiều câu chuyện chưa kể hết, nhiều thân hữu thời trai trẻ nay kẻ còn người mất; kẻ biền biệt xa quê... Rất tiếc là tôi không theo dõi hết hành trình của Hoàng Lộc trong những ngày qua, nên chỉ chuyển lên blog của mình những hình ảnh của một nhóm bạn cũ ở Hội An và mấy bài thơ tình của Hoàng Lộc, coi như là một ghi chép nhỏ để làm kỷ niệm với anh và gửi đến bạn bè xa gần.
http://nguyenngochanh.vnweblogs.com/trackbacks/2468/55330#trackbacks
Hoàng Lộc, Nguyễn Nhã Tiên, Đoàn Huy Giao,
Nguyễn Văn Gia
Nhà thơ Uyên Hà, Đoàn Huy Giao, Hoàng Lộc.
NGUYỄN NGỌC HẠNH
( Tháng 10 – 1999, ở “phố học” Boston, MA - với sự bảo trợ của nhà thơ Phan Xuân Sinh và phu nhân, ĐÊM THƠ TÌNH HOÀNG LỘC được tổ chức, với sự tham dự của gần 200 bạn văn và đồng hương.
Trong tình thân, nhà văn Trần Hoài Thư giới thiệu tác giả, nhà văn Trần Doãn Nho nói về tập thơ Qua Mấy Trời Sương Mưa và nhà thơ Trần Trung Đạo dẫn dắt chương trình.
Tôi chép lại bài nói của Trần Doãn Nho trong đêm đáng nhớ ấy. Sau đó bài nói này đã in lại trong tạp chí Thế Kỷ 21, California ,HoaKỳ.)
Tôi đọc thơ Hoàng Lộc từ những năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 trên
một số tạp chí văn học hàng đầu ở Sài Gòn như Văn, Bách Khoa, Khởi Hành…Thời
gian đó, nói không ngoa lắm, là thịnh thời của những nhà văn, nhà thơ đất
Quảng. Nhiều tên tuổi nổi bật trên văn đàn như Thái Tú Hạp, Nguyễn Nho Sa Mạc,
Luân Hoán, Đinh Trầm Ca, Hà Nguyên Thạch, Huy Tưởng, Thành Tôn, Nguyễn Nho
Nhượng bên cạnh tên tuổi của những nhà văn, nhà thơ khác ở nhiều vùng khác nhau
như Trần Hoài Thư, Hồ Minh Dũng, Nguyễn Bắc Sơn, Lâm Chương, Lê Bá Lăng, Lương
Thái Sĩ, Mường Mán, Cao Thoại Châu, Chinh Yên, Trần Dzạ Lữ…Tất cả đều là những
khuôn mặt mới toanh trên văn đàn miền Nam. Họ là những người thuộc thế hệ trẻ
lớn lên trong không khí văn học khá tự do đang trên quá trình dân chủ hóa. Hầu
hết trong số họ là những người lính, đang cầm súng hay cầm bút. Tuy trong tình
trạng chiến tranh, trong tư thế phải chọn một lập trường chính trị, nhưng các
tác phẩm của họ thường không mang màu sắc chính trị. Họ vẫn chiến đấu như những
người lính và vẫn viết văn, làm thơ như những con người. Họ vào trận mạc trong
lúc vẫn suy tư về cuộc đời , về sự nghiệp và về chiến tranh theo trái tim riêng
của họ đồng thời thể hiện chúng qua những bài thơ và giòng văn. Chính vì thế,
mà cuối cùng, tuy chiến bại, những tác phẩm của họ vẫn góp phần tạo nên một nền
văn học thực sự cho miền Nam cũng như cho đất nước.
Nói riêng về thơ, mỗi người trong số họ có một phong cách riêng, có một cách nhìn ngắm cuộc đời và cách đưa vào văn chương riêng, nhưng vô hình chung, họ cùng nhau tạo nên một giọng thơ khá riêng biệt trong nền văn học, nhất là thơ tình. Giòng thơ đó không quá mới mẻ, đôi khi bí hiểm hay đầy chất trí tuệ như xu hướng của một số nhà thơ tự do, không cổ điển như kiểu Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, và cũng không đến nỗi "tiền chiến', sáo mòn như kiểu thịnh thời Thơ Mới. Có thể nói, thơ của họ phảng phất chút thơ tự do, chút thơ cổ điển, chút tiền chiến.
Chúng ta hãy đọc thử một số đoạn thơ trích từ một số bài thơ của nhiều người khác nhau trong số họ:
Chiều cuối năm, ngồi trên tầng phố cũ
Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù
Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ
Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư
(Nguyễn Nho Sa Mạc)
Có bao giờ thích tiễn đưa ai
Đưa tiễn vốn chỉ hay nhàm chán
Đời trăm năm mập mờ như bóng nắng
Đưa một người làm trống phía sau lưng
(Cao Thoại Châu)
Em đừng hỏi ở rừng có chi lạ
Có gì đâu bia mộ dựng trong hồn
Bạn bè ta ưu tư ngủ gục
Với rừng già rách nát thương tâm
(Trần Dzạ Lữ)
Núi mờ, những sợi mưa bay
Nghiêng nghiêng mái cũ, lạnh đầy hồn không
Bước theo những giọt vô cùng
Mưa. Mưa. Hạt lệ mù trong đất trời
(Hồ Ngạc Ngữ)
Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến Huế
Về những căn nhà ma
Ngõ vào hai bên là hai hàng cây kiểng
Tường những rêu phong
Đẹp như tranh tĩnh vật
Đời như cỏ cây
Đời sống mịn màng
(Sương Biên Thuỳ)
Hồn ta đã mấy lần mây trắng
Phảng phất đời em tắm bến xưa
Hồn ta có một thời phiêu lãng
Trú thân buồn vương ngọn lưa thưa
(Từ Hoài Tấn)
Những sớm mai, những sớm mai hồng
Bên đồi tây, anh nhớ đồi đông
Nhớ đôi mắt biếc màu thu ướt
Nhớ tóc đuôi gà em trước sân
( Hoàng Đình Huy Quan)
Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
Một ngày loáng thoáng một ngày qua
(Nguyễn Bắc Sơn)
Có phải em Sài Gòn
Kiêu sa và hoa lệ
Hồn nhiên và tươi trẻ
Chưa biết gì chiến tranh
Chiến tranh thì mặc, em đừng sợ
Trò chơi cầm súng vẫn còn dài
Cứ liếc nhìn anh rồi cắn miệng
Hay cúi đầu như thể hổ ngươi
(Trần Hoài Thư)
Từ em đi những tháng ngày xa lạ
Những tháng ngày máu đỏ chẳng về tim
Tôi vẫn đứng trong khu vườn thương nhớ
Nghe mưa bay hiu hắt lạnh trong hồn
(Lâm Chương)
Tứ thơ, không khí thơ phảng phất cũ, phảng phất mới. Ý thơdung dị, chơn chất. Hiện thực đời thường tan hòa trong những suy gẫm nhân sinh và những rung động tinh tế của trái tim trước cuộc sống, tạo nên những hình ảnh khiến ta bâng khuâng, buồn buồn. Chúng mang lại một chút gì dịu nhẹ, êm đềm nhưng thấm thía. Giòng thơ này, qua nhiều biến động long trời lỡ đất của đất nước, vẫn còn tồn tại ở lớp người làm thơ đó và truyền lại sức sống cho những thế hệ làm thơ sau. Nó vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên văn đàn hải ngoại - và một phần nào đó, cả ở trong nước.
Hoàng Lộc làm thơ trong không khí đó, trong giòng thơ đó. Anh đã đeo đẳng nó, ôm ấp nó từ thuở đầu làm thơ cho tới bây giờ. Anh viết hoài viết mãi như thể anh vẫn chưa nói hết những điều anh muốn nói. Những bài thơ trong tập "Qua mấy trời sương mưa" (QMTSM) in theo thứ tự thời gian. Đó là những bài thơ chắc lọc trong ba mươi năm làm thơ, trải qua bao nhiêu thăng trầm của số phận một đời người.
"Thơ trải dài qua ba thập niên, mà thi tập như một khối nhất quán, như tác giả vừa chụp lấy bútviếtmộtmạchtrongmộtđêm"(VănHọc).
Bài thơ đầu tiên đề năm 1969 và bài thơ cuối đề năm 1999. Tuy đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, QMTSM rõ ràng vẫn là một tập thơ tình. Hầu hết các bài thơ đều nói lên những bâng khuâng, e ấp, những day dứt, những sầu, những nhớ, những giận hờn, tiếc nuối, những rung động về tình yêu. Anh làm thơ tình trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả trong hoàn cảnh thân tàn ma dại của một tù nhân, của một người lính thất trận hay trong thân phận lưu lạc xứ người.
Cái tình đeo đẳng lấy anh như một loại "sinh tử phù".
Khi anh về bất ngờ anh biết khóc
Qua hiên nhà người bé vào lớp học
Bé đâu hay thành phố đã lên sương
Là khi anh cúi xuống một đời buồn
Một đoạn thơ làm năm 1972:
Khi anh về bất ngờ anh biết khóc
Qua hiên nhà người bé vào lớp học
Bé đâu hay thành phố đã lên sương
Là khi anh cúi xuống một đời buồn
Năm 1987, khi ở tù về:
Em có bàn tay dịu dàng mấy ngón
Có ngón nào của cô bé ngày xưa
Chỉ một lần vuốt nhẹ trái tim thơ
Mà vết xước đủ một đời máu ứa
Khi ở Hoa Kỳ:
Em phía hoàng hôn, anh bình minh
Hai bìa trái đất gió chênh vênh
Một sao lấp lánh đôi bờ lệ
Từng sớm hôm soi một chữ tình
Chúng ta vừa đọc qua ba đoạn thơ của Hoàng Lộc qua ba chặng đời khác nhau: một Hoàng Lộc trẻ, một Hoàng Lộc ở tù về và một Hoàng Lộc lưu lạc. Ý thì có khác, dĩ nhiên. Nhưng tứ thơ, không khí thơ và trái tim nhà thơ thì dường như vẫn thế: yêu. Chan chứa yêu, đằm thắm yêu, say sưa yêu. Yêu không biết mệt mỏi. Ta có thể nói, anh bày ra "cuộc yêu" trong đời của anh và trong thơ của anh. Ở hoàn cảnh nào, Hoàng Lộc cũng có thể làm thơ tình một cách hồn nhiên, một cách bình thường, y như thể thế giới này không có gì khác hơn ngoài tình yêu trai gái, bởi vì suốt đời anh là một "đời tình": Ta mãi lơ mơ suốt một đời tình
Mãi lưu lạc những hiên nhà gái đẹp (tr 88) Tôi không rõ nhà thơ đa tình Hoàng Lộc đã trải qua bao nhiêu hiên nhà gái đẹp, nghĩa là trải qua bao nhiêu lần yêu và thất tình và yêu và thất tình - nhưng rõ ràng là tình anh bao giờ cũng nóng hôi hổi. Yêu một lần nóng đã đành, yêu lần hai lần ba lần bốn cũng cứ nóng. Nóng, và da diết. Bài thơ đầu trong tập:
Mịt mù cõi thế
Ngơ ngẩn đường chim
Công hầu coi nhẹ
Nhớ màu mắt em (tr. 10)
Bài thơ cuối tập:
Đã yêu ở Hội An
Tình đã ra cửa Đợi (198)
Lúc chừng hăm mấy:
Trải cho em cả tấm lòng
Mất toi đến cái khốn cùng của ta
Lúc chừng năm mươi mấy:
Để biết yêu em từ thuở ấy
Đời ta rồi nỗi khổ vô lường
Biết, ta biết trước mà hay vậy
Không có em càng sợ khổ hơn (129)
Bởi chỉ vì em
Ta dính dáng với đời này (145)
Trong những ngày thua trận:
Đã vắng đầu lâu treo cổ ngựa
Mất em, cũng ý lạnh sa trường
Khi về tình rã theo tay mỏi
Nhìn bóng tàn quân rủ khói sương (tr. 37)
Lúc ở tù về:
Về, ta gặp phố sầu u
Ta yêu em với ta tù tội đây (49)
Như thế, cũng như nhiều nhà thơ khác, tình yêu của anh không hề có tuổi. Có lẽ vì người yêu (hay nhiều người yêu) của HL dường như không có tuổi. "Em" có thể lớn lên, khác đi, nhưng không già. Em bao giờ cũng thế, lãng đãng nhưng mặn mòi. "Em"(cũng như "cá thể hóa" như Hoàng thị Ngọ của Phạm Thiên Thư, Tố của Vũ Hoàng Chương) là một hình tượng vĩnh cửu. "Ta" hay "anh" cũng thế. "Em" hay "ta" hay "anh" được đẩy lên thành một mẫu, một dáng, một nét, một tính cách. "Em" là một cái khác của "ta", của "anh". Bắt chước lối nói của Mai Thảo, ta có thể cho rằng "em" trong thơ HL là một hoài hoài tìm kiếm, một hoài hoài đuổi bắt, một hoài hoài lạc nhau và một hoài hoài tiếc nuối.
Bởi thế mà tình của HL dường như lúc nào cũng là một thứ tình lỡ, tình trễ, tình mất, tình phụ. Anh viết: Muôn năm, anh là người đến trễ .Chỉ vì:
Ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
Hồng nhan, hồng nhan - ta chiêm bao (28)
Tình anh, rốt cuộc, bao giờ cũng quạnh vắng, hiu hắt:
Em hãy đốt lên giùm anh ngọn lửa
Thử ngọn tình hiu hắt tới bao lâu (108)
Cho nên, cuối cùng:
Yêu vô vàn cũng rớt giọt tình không (19)
Tình yêu đó là "ngọn tình", "giọt tình". Ngọn hay giọt là một cái gì mong manh, chập chờn, thoáng chốc. Tất cả chỉ vì người tình của anh luôn luôn trốn chạy, luôn luôn có đó và không đó, luôn luôn không bao giờ bắt được, luôn luôn thoát khỏi anh:
Mưa ngày xưa bây giờ chưa biết
Buồn đời ta, không đời ai bằng
Ngày xưa, ôi cái ngày xa lắc
Mà em đi chẳng nói chẳng rằng (54)
Đã tới ngày em bỏ quên ta
Che tay kỷ niệm ngó mơ hồ
Nắng gió trong lòng em bất chợt
Em vừa giết một đứa làm thơ (32)
Không những chỉ thế. Thử nghe HL tâm sự trong những giòng khác:
Những sớm qua cầu, ta gọi bớt hơi sương
Những trưa khô che dùm tóc mỏi
Con đường quen bụi lầy cố xứ
Em về, ta lặng lẽ mưa bay (145)
Áo trắng em qua trời phố nhỏ
Khi lòng ta còn muốn làm mây
Dẫu nhiều năm cùn mòn vó ngựa
Vẫn hí tương tư những tiếng đầy (126)
Vậy thì đã rõ, đâu phải chỉ mình em trốn khỏi tôi, mà ta cũng trốn khỏi em. Nói đúng hơn, anh và người tình của anh luôn luôn trốn khỏi nhau.Trên sân khấu cuộc đời, hình như họ luôn luôn đánh mất nhau. Và có thể vì vậy mà họ yêu nhau, cần phải yêu nhau. Hay nói một cách khác nữa, tình yêu vốn ở chỗ hoài hoài thất bại:
Về, ta sững cuộc đổi đời
Đổi đời ta nhỏ hơn đời đổi em
Còn nhau đâu mà trông tìm
Mất nhau từ thuở chưa chìm nổi kia (50)
Tình của Hoàng Lộc còn dính dáng đến rượu. Có lẽ ít tập thơ tình nào có nhiều rượu như tập thơ tình HL. Tôi hơi tò mò: toàn tập thơ có 12 bài có tựa đề mang từ "rượu". Và ít nhất 12 bài khác có "hơi rượu". Tất nhiên, hầu hết là "rượu tình" (hay là tình rượu?). Theo tôi, nhưng bài thơ có hơi rượu nằm trong số những bài hay nhất trong tập thơ của Hoàng Lộc. Tình nhiều. Mà rượu cũng lắm!
Đối với người đông phương, rượu mang nhiều ý nghĩa. Và do đó, nó đã đi vào văn chương từ ngàn xưa:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Và nay:
Chén tiễn chén đưa
Cho rã rời một đêm hẹn ước
Xếp áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù (Trầm Tử Thiêng)
Rượu, hay chén rượu đã thành tập tục, hơn thế nữa, một nghi lễ, một sinh hoạt khá thiết thân: rượu khi vui, rượu khi buồn, rượu dành lúc tiễn đưa, rượu mừng ngày hội ngộ. Nhiều khi chén rượu được rút gọn thành chén: chén quan hà, chén ly bôi, chén hoàng hoa, chén tiễn chén đưa, đánh chén. Rượu giúp con người hưng phấn, quên buồn và đa tình như HL. Rượu của HL dính với tình, quanh quẩn với tình. Anh uống khi chia xa, lúc gặp gỡ, khi tiếc nuối, lúc buồn phiền, khi thất chí. Anh uống một mình hoặc với bạn hoặc với người yêu. Nhiều lúc anh uống tưởng tượng và say tưởng tượng.Ta chẳng biết anh uống rượu hay uống tình, anh say rượu hay say tình. Tôi tò mò tìm xem cái loại rượu của anh HL là loại gì và cách anh uống như thế nào. Này nhé, trong HL, ta có: rượu hồng nhan, rượu hoàng hoa, rượu tàn đông, rượu tống mùa thu, rượu buồn, rượu đắng, rượu nồng, rượu thất tình, rượu chiều, rượu tàn niên, rượu khốn cùng, rượu điêu tàn - và có lẽ còn nữa, nhưng tôi tìm chưa hết.
Vài đoạn thơ có rượu:
Đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu
Ai hay sầu chật một hồn đời
Ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
Hồng nhan, hồng nhan, ta chiêm bao (28)
Mặc những lần xuân tuyệt mù trước ngõ
Mặc những loài chim không hề hót nữa
Rót rượu buồn đi - hồng nhan, hồng nhan
Anh uống giùm cô chỗ rượu điêu tàn(100)
Bữa rượu chiều ta,em ở đâu?
Mang mang lưng chén cái thương sầu (130)
Giá có em cùng chia chút rượu
Dễ khi gió đã lặng bên trời (151)
Hoàng Lộc yêu, Hoàng Lộc thất tình, Hoàng Lộc uống rượu. Yêu đủ cách mà uống rượu cũng đủ cách. Đa đoan quá chăng? Nát rượu quá chăng? Không ! Bên dưới những tình, những rượu đóchứa đựng một cái gì khác. Những bài thơ của Hoàng Lộc, rốtlại, y như một tiếng thở dài sâu lắng của cuộc tồn sinh. Tình của anh, như anh có lần bảo, đâu chỉ là tình, mà còn là một "nhịp thở trần ai":
Chia cho nhau từng nhịp thở trần ai.
Những cô em mười sáu tuổi hay những cô em "đổi đời" không có tuổi, những mối tình thấp thoáng hay mặn nồng, những gặp gỡ và dang dở tình cờ hay những chén rượu tình nồng chỉ là hình ảnh hiện thân cho nỗi bất an, khắc khoải trước những đổi thay liên tục , trước định mệnh, trước những phù phiếm, hư huyển của thời gian, của cuộc lữ. Chả thế, mà nhiều lần Hoàng Lộc nhắc đến chữ "biển dâu" trong thơ.Đời biển dâu mà tình cũng biển dâu .
Lúc anh về bé vừa lên mười sáu
Rất dịu dàng nhưng rất lạ đời anh
Khi đưa tay gõ vội trái tim mình
Nghe sai lỡ như một lần dâu bể (19)
Gió bên đời bỏ mặc lá thu bay
Rồi nếu cần em sẽ biển dâu ngay
Tình và rượu chứa đựng cái mất, cái còn:
Dễ những nương dâu bảo dừng biển lại
Mà cái mất cứ xui lòng khổ mãi (101)
Giá có em ngồi, ta kể lại
Mỗi biển xanh từng hóa ruộng dâu (151)
Cũng là dâu biển, nhưng trong một bài thơ khác, anh nói đến cuộc thăng trầm:
Rượu tàn niên chừ gió xa xăm
Gió chi thổi riết mấy mươi năm
Quán cô hồn một ta chớ mấy
Sợ - mà khinh - những cái thăng trầm (150)
Thăng trầm, biển dâu, đó là ám ảnh không nguôi chuyên chở trong những giòng thơ tình ngấm rượu của nhà thơ đất Quảng Hoàng Lộc, một "hào sĩ" như anh tự nhận trong một lần say khước ở Hội An, quê anh:
Nói riêng về thơ, mỗi người trong số họ có một phong cách riêng, có một cách nhìn ngắm cuộc đời và cách đưa vào văn chương riêng, nhưng vô hình chung, họ cùng nhau tạo nên một giọng thơ khá riêng biệt trong nền văn học, nhất là thơ tình. Giòng thơ đó không quá mới mẻ, đôi khi bí hiểm hay đầy chất trí tuệ như xu hướng của một số nhà thơ tự do, không cổ điển như kiểu Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, và cũng không đến nỗi "tiền chiến', sáo mòn như kiểu thịnh thời Thơ Mới. Có thể nói, thơ của họ phảng phất chút thơ tự do, chút thơ cổ điển, chút tiền chiến.
Chúng ta hãy đọc thử một số đoạn thơ trích từ một số bài thơ của nhiều người khác nhau trong số họ:
Chiều cuối năm, ngồi trên tầng phố cũ
Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù
Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng đỏ
Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư
(Nguyễn Nho Sa Mạc)
Có bao giờ thích tiễn đưa ai
Đưa tiễn vốn chỉ hay nhàm chán
Đời trăm năm mập mờ như bóng nắng
Đưa một người làm trống phía sau lưng
(Cao Thoại Châu)
Em đừng hỏi ở rừng có chi lạ
Có gì đâu bia mộ dựng trong hồn
Bạn bè ta ưu tư ngủ gục
Với rừng già rách nát thương tâm
(Trần Dzạ Lữ)
Núi mờ, những sợi mưa bay
Nghiêng nghiêng mái cũ, lạnh đầy hồn không
Bước theo những giọt vô cùng
Mưa. Mưa. Hạt lệ mù trong đất trời
(Hồ Ngạc Ngữ)
Hãy tưởng tượng mỗi lần nói đến Huế
Về những căn nhà ma
Ngõ vào hai bên là hai hàng cây kiểng
Tường những rêu phong
Đẹp như tranh tĩnh vật
Đời như cỏ cây
Đời sống mịn màng
(Sương Biên Thuỳ)
Hồn ta đã mấy lần mây trắng
Phảng phất đời em tắm bến xưa
Hồn ta có một thời phiêu lãng
Trú thân buồn vương ngọn lưa thưa
(Từ Hoài Tấn)
Những sớm mai, những sớm mai hồng
Bên đồi tây, anh nhớ đồi đông
Nhớ đôi mắt biếc màu thu ướt
Nhớ tóc đuôi gà em trước sân
( Hoàng Đình Huy Quan)
Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
Một ngày loáng thoáng một ngày qua
(Nguyễn Bắc Sơn)
Có phải em Sài Gòn
Kiêu sa và hoa lệ
Hồn nhiên và tươi trẻ
Chưa biết gì chiến tranh
Chiến tranh thì mặc, em đừng sợ
Trò chơi cầm súng vẫn còn dài
Cứ liếc nhìn anh rồi cắn miệng
Hay cúi đầu như thể hổ ngươi
(Trần Hoài Thư)
Từ em đi những tháng ngày xa lạ
Những tháng ngày máu đỏ chẳng về tim
Tôi vẫn đứng trong khu vườn thương nhớ
Nghe mưa bay hiu hắt lạnh trong hồn
(Lâm Chương)
Tứ thơ, không khí thơ phảng phất cũ, phảng phất mới. Ý thơdung dị, chơn chất. Hiện thực đời thường tan hòa trong những suy gẫm nhân sinh và những rung động tinh tế của trái tim trước cuộc sống, tạo nên những hình ảnh khiến ta bâng khuâng, buồn buồn. Chúng mang lại một chút gì dịu nhẹ, êm đềm nhưng thấm thía. Giòng thơ này, qua nhiều biến động long trời lỡ đất của đất nước, vẫn còn tồn tại ở lớp người làm thơ đó và truyền lại sức sống cho những thế hệ làm thơ sau. Nó vẫn còn ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên văn đàn hải ngoại - và một phần nào đó, cả ở trong nước.
Hoàng Lộc làm thơ trong không khí đó, trong giòng thơ đó. Anh đã đeo đẳng nó, ôm ấp nó từ thuở đầu làm thơ cho tới bây giờ. Anh viết hoài viết mãi như thể anh vẫn chưa nói hết những điều anh muốn nói. Những bài thơ trong tập "Qua mấy trời sương mưa" (QMTSM) in theo thứ tự thời gian. Đó là những bài thơ chắc lọc trong ba mươi năm làm thơ, trải qua bao nhiêu thăng trầm của số phận một đời người.
"Thơ trải dài qua ba thập niên, mà thi tập như một khối nhất quán, như tác giả vừa chụp lấy bútviếtmộtmạchtrongmộtđêm"(VănHọc).
Bài thơ đầu tiên đề năm 1969 và bài thơ cuối đề năm 1999. Tuy đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, QMTSM rõ ràng vẫn là một tập thơ tình. Hầu hết các bài thơ đều nói lên những bâng khuâng, e ấp, những day dứt, những sầu, những nhớ, những giận hờn, tiếc nuối, những rung động về tình yêu. Anh làm thơ tình trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả trong hoàn cảnh thân tàn ma dại của một tù nhân, của một người lính thất trận hay trong thân phận lưu lạc xứ người.
Cái tình đeo đẳng lấy anh như một loại "sinh tử phù".
Khi anh về bất ngờ anh biết khóc
Qua hiên nhà người bé vào lớp học
Bé đâu hay thành phố đã lên sương
Là khi anh cúi xuống một đời buồn
Một đoạn thơ làm năm 1972:
Khi anh về bất ngờ anh biết khóc
Qua hiên nhà người bé vào lớp học
Bé đâu hay thành phố đã lên sương
Là khi anh cúi xuống một đời buồn
Năm 1987, khi ở tù về:
Em có bàn tay dịu dàng mấy ngón
Có ngón nào của cô bé ngày xưa
Chỉ một lần vuốt nhẹ trái tim thơ
Mà vết xước đủ một đời máu ứa
Khi ở Hoa Kỳ:
Em phía hoàng hôn, anh bình minh
Hai bìa trái đất gió chênh vênh
Một sao lấp lánh đôi bờ lệ
Từng sớm hôm soi một chữ tình
Chúng ta vừa đọc qua ba đoạn thơ của Hoàng Lộc qua ba chặng đời khác nhau: một Hoàng Lộc trẻ, một Hoàng Lộc ở tù về và một Hoàng Lộc lưu lạc. Ý thì có khác, dĩ nhiên. Nhưng tứ thơ, không khí thơ và trái tim nhà thơ thì dường như vẫn thế: yêu. Chan chứa yêu, đằm thắm yêu, say sưa yêu. Yêu không biết mệt mỏi. Ta có thể nói, anh bày ra "cuộc yêu" trong đời của anh và trong thơ của anh. Ở hoàn cảnh nào, Hoàng Lộc cũng có thể làm thơ tình một cách hồn nhiên, một cách bình thường, y như thể thế giới này không có gì khác hơn ngoài tình yêu trai gái, bởi vì suốt đời anh là một "đời tình": Ta mãi lơ mơ suốt một đời tình
Mãi lưu lạc những hiên nhà gái đẹp (tr 88) Tôi không rõ nhà thơ đa tình Hoàng Lộc đã trải qua bao nhiêu hiên nhà gái đẹp, nghĩa là trải qua bao nhiêu lần yêu và thất tình và yêu và thất tình - nhưng rõ ràng là tình anh bao giờ cũng nóng hôi hổi. Yêu một lần nóng đã đành, yêu lần hai lần ba lần bốn cũng cứ nóng. Nóng, và da diết. Bài thơ đầu trong tập:
Mịt mù cõi thế
Ngơ ngẩn đường chim
Công hầu coi nhẹ
Nhớ màu mắt em (tr. 10)
Bài thơ cuối tập:
Đã yêu ở Hội An
Tình đã ra cửa Đợi (198)
Lúc chừng hăm mấy:
Trải cho em cả tấm lòng
Mất toi đến cái khốn cùng của ta
Lúc chừng năm mươi mấy:
Để biết yêu em từ thuở ấy
Đời ta rồi nỗi khổ vô lường
Biết, ta biết trước mà hay vậy
Không có em càng sợ khổ hơn (129)
Bởi chỉ vì em
Ta dính dáng với đời này (145)
Trong những ngày thua trận:
Đã vắng đầu lâu treo cổ ngựa
Mất em, cũng ý lạnh sa trường
Khi về tình rã theo tay mỏi
Nhìn bóng tàn quân rủ khói sương (tr. 37)
Lúc ở tù về:
Về, ta gặp phố sầu u
Ta yêu em với ta tù tội đây (49)
Như thế, cũng như nhiều nhà thơ khác, tình yêu của anh không hề có tuổi. Có lẽ vì người yêu (hay nhiều người yêu) của HL dường như không có tuổi. "Em" có thể lớn lên, khác đi, nhưng không già. Em bao giờ cũng thế, lãng đãng nhưng mặn mòi. "Em"(cũng như "cá thể hóa" như Hoàng thị Ngọ của Phạm Thiên Thư, Tố của Vũ Hoàng Chương) là một hình tượng vĩnh cửu. "Ta" hay "anh" cũng thế. "Em" hay "ta" hay "anh" được đẩy lên thành một mẫu, một dáng, một nét, một tính cách. "Em" là một cái khác của "ta", của "anh". Bắt chước lối nói của Mai Thảo, ta có thể cho rằng "em" trong thơ HL là một hoài hoài tìm kiếm, một hoài hoài đuổi bắt, một hoài hoài lạc nhau và một hoài hoài tiếc nuối.
Bởi thế mà tình của HL dường như lúc nào cũng là một thứ tình lỡ, tình trễ, tình mất, tình phụ. Anh viết: Muôn năm, anh là người đến trễ .Chỉ vì:
Ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
Hồng nhan, hồng nhan - ta chiêm bao (28)
Tình anh, rốt cuộc, bao giờ cũng quạnh vắng, hiu hắt:
Em hãy đốt lên giùm anh ngọn lửa
Thử ngọn tình hiu hắt tới bao lâu (108)
Cho nên, cuối cùng:
Yêu vô vàn cũng rớt giọt tình không (19)
Tình yêu đó là "ngọn tình", "giọt tình". Ngọn hay giọt là một cái gì mong manh, chập chờn, thoáng chốc. Tất cả chỉ vì người tình của anh luôn luôn trốn chạy, luôn luôn có đó và không đó, luôn luôn không bao giờ bắt được, luôn luôn thoát khỏi anh:
Mưa ngày xưa bây giờ chưa biết
Buồn đời ta, không đời ai bằng
Ngày xưa, ôi cái ngày xa lắc
Mà em đi chẳng nói chẳng rằng (54)
Đã tới ngày em bỏ quên ta
Che tay kỷ niệm ngó mơ hồ
Nắng gió trong lòng em bất chợt
Em vừa giết một đứa làm thơ (32)
Không những chỉ thế. Thử nghe HL tâm sự trong những giòng khác:
Những sớm qua cầu, ta gọi bớt hơi sương
Những trưa khô che dùm tóc mỏi
Con đường quen bụi lầy cố xứ
Em về, ta lặng lẽ mưa bay (145)
Áo trắng em qua trời phố nhỏ
Khi lòng ta còn muốn làm mây
Dẫu nhiều năm cùn mòn vó ngựa
Vẫn hí tương tư những tiếng đầy (126)
Vậy thì đã rõ, đâu phải chỉ mình em trốn khỏi tôi, mà ta cũng trốn khỏi em. Nói đúng hơn, anh và người tình của anh luôn luôn trốn khỏi nhau.Trên sân khấu cuộc đời, hình như họ luôn luôn đánh mất nhau. Và có thể vì vậy mà họ yêu nhau, cần phải yêu nhau. Hay nói một cách khác nữa, tình yêu vốn ở chỗ hoài hoài thất bại:
Về, ta sững cuộc đổi đời
Đổi đời ta nhỏ hơn đời đổi em
Còn nhau đâu mà trông tìm
Mất nhau từ thuở chưa chìm nổi kia (50)
Tình của Hoàng Lộc còn dính dáng đến rượu. Có lẽ ít tập thơ tình nào có nhiều rượu như tập thơ tình HL. Tôi hơi tò mò: toàn tập thơ có 12 bài có tựa đề mang từ "rượu". Và ít nhất 12 bài khác có "hơi rượu". Tất nhiên, hầu hết là "rượu tình" (hay là tình rượu?). Theo tôi, nhưng bài thơ có hơi rượu nằm trong số những bài hay nhất trong tập thơ của Hoàng Lộc. Tình nhiều. Mà rượu cũng lắm!
Đối với người đông phương, rượu mang nhiều ý nghĩa. Và do đó, nó đã đi vào văn chương từ ngàn xưa:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
Và nay:
Chén tiễn chén đưa
Cho rã rời một đêm hẹn ước
Xếp áo tìm vui nơi chiến trường có bạn có thù (Trầm Tử Thiêng)
Rượu, hay chén rượu đã thành tập tục, hơn thế nữa, một nghi lễ, một sinh hoạt khá thiết thân: rượu khi vui, rượu khi buồn, rượu dành lúc tiễn đưa, rượu mừng ngày hội ngộ. Nhiều khi chén rượu được rút gọn thành chén: chén quan hà, chén ly bôi, chén hoàng hoa, chén tiễn chén đưa, đánh chén. Rượu giúp con người hưng phấn, quên buồn và đa tình như HL. Rượu của HL dính với tình, quanh quẩn với tình. Anh uống khi chia xa, lúc gặp gỡ, khi tiếc nuối, lúc buồn phiền, khi thất chí. Anh uống một mình hoặc với bạn hoặc với người yêu. Nhiều lúc anh uống tưởng tượng và say tưởng tượng.Ta chẳng biết anh uống rượu hay uống tình, anh say rượu hay say tình. Tôi tò mò tìm xem cái loại rượu của anh HL là loại gì và cách anh uống như thế nào. Này nhé, trong HL, ta có: rượu hồng nhan, rượu hoàng hoa, rượu tàn đông, rượu tống mùa thu, rượu buồn, rượu đắng, rượu nồng, rượu thất tình, rượu chiều, rượu tàn niên, rượu khốn cùng, rượu điêu tàn - và có lẽ còn nữa, nhưng tôi tìm chưa hết.
Vài đoạn thơ có rượu:
Đời nhỏ tưởng chừng dăm hớp rượu
Ai hay sầu chật một hồn đời
Ta kiếm quẩn quanh trời cố xứ
Hồng nhan, hồng nhan, ta chiêm bao (28)
Mặc những lần xuân tuyệt mù trước ngõ
Mặc những loài chim không hề hót nữa
Rót rượu buồn đi - hồng nhan, hồng nhan
Anh uống giùm cô chỗ rượu điêu tàn(100)
Bữa rượu chiều ta,em ở đâu?
Mang mang lưng chén cái thương sầu (130)
Giá có em cùng chia chút rượu
Dễ khi gió đã lặng bên trời (151)
Hoàng Lộc yêu, Hoàng Lộc thất tình, Hoàng Lộc uống rượu. Yêu đủ cách mà uống rượu cũng đủ cách. Đa đoan quá chăng? Nát rượu quá chăng? Không ! Bên dưới những tình, những rượu đóchứa đựng một cái gì khác. Những bài thơ của Hoàng Lộc, rốtlại, y như một tiếng thở dài sâu lắng của cuộc tồn sinh. Tình của anh, như anh có lần bảo, đâu chỉ là tình, mà còn là một "nhịp thở trần ai":
Chia cho nhau từng nhịp thở trần ai.
Những cô em mười sáu tuổi hay những cô em "đổi đời" không có tuổi, những mối tình thấp thoáng hay mặn nồng, những gặp gỡ và dang dở tình cờ hay những chén rượu tình nồng chỉ là hình ảnh hiện thân cho nỗi bất an, khắc khoải trước những đổi thay liên tục , trước định mệnh, trước những phù phiếm, hư huyển của thời gian, của cuộc lữ. Chả thế, mà nhiều lần Hoàng Lộc nhắc đến chữ "biển dâu" trong thơ.Đời biển dâu mà tình cũng biển dâu .
Lúc anh về bé vừa lên mười sáu
Rất dịu dàng nhưng rất lạ đời anh
Khi đưa tay gõ vội trái tim mình
Nghe sai lỡ như một lần dâu bể (19)
Gió bên đời bỏ mặc lá thu bay
Rồi nếu cần em sẽ biển dâu ngay
Tình và rượu chứa đựng cái mất, cái còn:
Dễ những nương dâu bảo dừng biển lại
Mà cái mất cứ xui lòng khổ mãi (101)
Giá có em ngồi, ta kể lại
Mỗi biển xanh từng hóa ruộng dâu (151)
Cũng là dâu biển, nhưng trong một bài thơ khác, anh nói đến cuộc thăng trầm:
Rượu tàn niên chừ gió xa xăm
Gió chi thổi riết mấy mươi năm
Quán cô hồn một ta chớ mấy
Sợ - mà khinh - những cái thăng trầm (150)
Thăng trầm, biển dâu, đó là ám ảnh không nguôi chuyên chở trong những giòng thơ tình ngấm rượu của nhà thơ đất Quảng Hoàng Lộc, một "hào sĩ" như anh tự nhận trong một lần say khước ở Hội An, quê anh:
9/1999
TRẦN DOÃN NHO
___________________________________________________
NGUYỄN NGỌC HẠNH viết về hoàng lộc
Ở miền Nam trước ngày giải phóng, các thế hệ sinh viên học sinh lúc bấy giờ hầu như ai cũng thuộc một vài bài thơ tình của thi sĩ Hoàng Lộc. Những câu thơ thời áo trắng của anh nằm lòng các bạn trẻ đang yêu, dư âm từ bục giảng, sân trường từ ngày xưa còn vang vọng đến bây giờ :" Khi ta giảng đoạn Kiều mê Kim Trọng / Tim học trò em cũng biết rung chuông ". Anh là một trong những nhà thơ có tiếng tăm thời ấy. Bây giờ tuy tuổi đã ngoài sáu mươi với bao vật vả lo toan ở xứ người mà trái tim thơ vẫn còn thổnthức,khônnguôi: :
" ôi gã tình nhân gần đất xa trời
cầm trái tim thơ dật dờ cuối biển
con mắt mờ sương nhập nhoà điểm hẹn
một tiếng thở dài suốt cõi nhân sinh
ơn của nổi chìm - già đầu tình nhân
tóc phất phơ reo trong chiều biển động
thế, hình em đâu cho ta chiếc bóng
để được yên vui khi phải xa trời ...."
( Thỏ thẻ tình nhân )
Sau một tuần về Hội An thọ tang cha, giờ đây nhà thơ Hoàng Lộc trở lại nơi trú ngụ ở xứ người ( Hoa Kỳ). Trong những ngày ở quê nhà, anh có dịp gặp lại anh em văn nghệ ngày xưa. Nhiều cuộc vui qua nhanh, vội vàng, nhưng có lẽ sẽ còn lắng đọng mãi sau này. Nhiều câu chuyện chưa kể hết, nhiều thân hữu thời trai trẻ nay kẻ còn người mất; kẻ biền biệt xa quê... Rất tiếc là tôi không theo dõi hết hành trình của Hoàng Lộc trong những ngày qua, nên chỉ chuyển lên blog của mình những hình ảnh của một nhóm bạn cũ ở Hội An và mấy bài thơ tình của Hoàng Lộc, coi như là một ghi chép nhỏ để làm kỷ niệm với anh và gửi đến bạn bè xa gần.
Hoàng Lộc, Nguyễn Nhã Tiên, Đoàn Huy Giao,
Nguyễn Văn Gia
Nhà thơ Uyên Hà, Đoàn Huy Giao, Hoàng Lộc.
NGUYỄN NGỌC HẠNH
Đặng Ngọc Khoa trò chuyện với thi sĩ Hoàng Lộc
Trái tim còn lại – Mang Viên Long đọc - Văn nghệ Việt
Hoàng Lộc
Chuyện quanh đời ông
Qua mấy trời sương mưa – Nguyễn Vy Khanh
Một bài thơ hay -Gió O
Hoàng Lộc với bạn bè – Nguyễn Ngọc Hạnh
Thư viện
Văn Nghệ Ngàn Phương
Thơ tặng cô giáo – Mang Viên Long
Đọc Lạc Điạ của Hoàng Lộc – Mang Viên Long
Hoàng Lộc, Rượu, Mỹ nhân và Thơ - Hà Khánh Quân